Ngành Công nghệ thông tin - Chuyên ngành Mạng và An toàn thông tin

Ngành Công nghệ thông tin - Chuyên ngành Mạng và An toàn thông tin

I. THÔNG TIN

Mã ngành: 7480201NS; Mã trường: VKU; Năm bắt đầu tuyển sinh: 2022

II. GIỚI THIỆU

Hiện nay, trong bối cảnh của Cách mạng Công nghiệp 4.0 và xu thế Chuyển đổi số đang lan rộng, nhu cầu nhân lực Công nghệ Thông tin (CNTT), đặc biệt là trong lĩnh vực Mạng và An toàn thông tin ngày càng cao, tạo nên sự thiếu hụt nghiêm trọng nhân lực trong và ngoài nước. Với nhu cầu lớn về nhân lực Mạng và An toàn thông tin, nhưng việc đào tạo nhân lực mới chỉ bắt đầu, cung không đủ đáp ứng cả về mặt số lượng kỹ sư và năng lực chuyên môn sâu của kỹ sư. Điều đó đã tạo nên sự khan hiếm nhân lực trong lĩnh vực này.
Chuyên ngành Mạng và An toàn thông tin liên quan đến các kiến thức về phân tích các hệ thống mạng, kiểm thử xâm nhập, phân tích mã độc, mã hóa dữ liệu, giám sát và đảm bảo an toàn thông tin, xây dựng kế hoạch phục hồi sau thảm họa cho toàn bộ hệ thống. Trong đó, nền tảng là toán học và xác suất thống kê; kỹ thuật mật mã, học máy đóng vai trò quan trọng.

Sinh viên tốt nghiệp Kỹ sư chuyên ngành Mạng và An toàn thông tin của trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt - Hàn, Đại học Đà Nẵng:
PLO1. Có đạo đức và trách nhiệm đối với nghề nghiệp, cộng đồng;
PLO2. Có khả năng giao tiếp và làm việc nhóm hiệu quả;
PLO3: Có tư duy phản biện, sáng tạo, khởi nghiệp;
PLO4. Có khả năng sử dụng tiếng Anh tốt, đặc biệt là trong lĩnh vực CNTT (đạt chuẩn tiếng Anh tương đương TOEIC 600);
PLO5. Có khả năng vận dụng các kiến thức về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và CNTT để giải quyết các vấn đề cơ bản.
PLO6. Có khả năng thiết kế và phát triển các sản phẩm CNTT cơ bản.
PLO7c. Có khả năng phân tích, thiết kế, xây dựng, vận hành và bảo trì các hệ thống mạng.
PLO8c. Có khả năng xây dựng, cải tiến và phát triển các công cụ và chính sách đảm bảo an toàn thông tin.

IV. CƠ HỘI VIỆC LÀM

Sinh viên tốt nghiệp ngành Mạng và an toàn thông tin có khả năng làm việc tại các vị trí công việc sau tại bất kỳ cơ quan, tổ chức nào đang vận hành một hệ thống mạng chẳng hạn: các cơ quan chính phủ, các cơ quan thuộc lĩnh vực ngân hàng, kho bạc, bảo hiểm, dầu khí, viễn thông, năng lượng điện, thương mại, giao thông cũng như các công ty, doanh nghiệp khác.
1. Chuyên viên quản trị mạng và hệ thống tại các cơ quan và doanh nghiệp, các ngân hàng, các trung tâm dữ liệu (Data Center), các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP).
2. Chuyên viên thiết kế, thi công các hệ thống mạng máy tính an toàn, hiệu quả, thông minh cho các cơ quan, doanh nghiệp.
3. Chuyên viên xây dựng, thiết kế và phát triển các hệ thống truyền thông đa phương tiện.
4. Chuyên viên giám sát thi công hệ thống mạng máy tính.
5. Chuyên viên lập trình, phát triển phần mềm, ứng dụng mạng trên nhiều nền tảng khác nhau.
6. Chuyên viên an ninh mạng trong các cơ quan, doanh nghiệp.
7. Chuyên gia quản trị bảo mật máy chủ, mạng và cơ sở dữ liệu.
8. Chuyên gia phân tích hệ thống thông tin.
9. Chuyên gia rà soát lỗ hổng và xử lý an toàn thông tin.
10. Chuyên gia lập trình và phát triển ứng dụng an toàn thông tin

V. CHỈ TIÊU, ĐIỂM CHUẨN

+ Theo điểm thi Trung học phổ thông Quốc gia:

Năm Chỉ tiêu Tổ hợp tuyển Điểm chuẩn Điều kiện
2022 33 1. Toán + Vật lý + Hóa học; 2. Toán + Vật lý + Tiếng Anh; 3. Toán + Ngữ văn + Tiếng Anh; 4. Toán + Khoa học tự nhiên + Tiếng Anh 23.00 TO >= 8;TTNV <= 4

+ Theo Học bạ:
Năm Chỉ tiêu Tổ hợp tuyển Điểm chuẩn
2022 21 1. Toán + Vật lý + Hóa học; 2. Toán + Vật lý + Tiếng Anh; 3. Toán + Ngữ văn + Tiếng Anh; 4. Toán + Hóa học + Tiếng Anh 25.00