Ngành Công nghệ thông tin (Kỹ sư)

Ngành Công nghệ thông tin (Kỹ sư)

I. THÔNG TIN

Mã ngành: 7840201; Mã trường: VKU; Năm bắt đầu tuyển sinh: 2017

II. GIỚI THIỆU

Chương trình đào tạo ngành CNTT cung cấp cho sinh viên kiến thức nền tảng và chuyên sâu về lĩnh vực công nghệ thông tin bao gồm phần cứng và phần mềm. Ngành CNTT được chia thành 02 định hướng chuyên ngành là Kỹ thuật phần mềm va IoT-Robotics.
+ Kỹ thuật phần mềm - SE: là định hướng đào tạo liên quan đến quy trình phát triển phần mềm, cách thức hoạt động và kiểm thử nhằm tạo ra các phần mềm chất lượng cao, đáp ứng sự phát triển của các phẩm phần cứng cũng như ứng dựng vào cuộc sống.
+ IoT - Robotics: là định hướng chuyên ngành lai giữa công nghệ thông tin và công nghệ điện tử. IoT-Robotics là lĩnh vực thú vị dành cho những bạn yêu thích sự sáng tạo, khám phá, sự logic, hệ thống điều khiển, máy tính và điện tử, với các ngành nghề được quan tâm nhất hiện nay.
+ Ngoài ra, ngành CNTT có chương trình Kỹ sư toàn cầu (GIT). Chương trình GIT đào tạo những sinh viên ngành Công nghệ Thông tin ưu tú, năng động, thành thạo tiếng Anh và có kỹ năng nghiệp vụ tốt để đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về nguồn lao động quốc tế trình độ cao trong các lĩnh vực liên quan. Chương trình được tăng cường trang thiết bị phục vụ việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu theo tiêu chuẩn quốc tế;

PLO1. Có đạo đức và trách nhiệm đối với nghề nghiệp, cộng đồng;
PLO2. Có khả năng giao tiếp và làm việc theo nhóm hiệu quả;
PLO3: Có tư duy phản biện, sáng tạo, khởi nghiệp;
PLO4. Có năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam;
PLO5. Có khả năng vận dụng các kiến thức về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, CNTT để giải quyết các vấn đề cơ bản;
PLO6. Có khả năng thiết kế, phát triển sản phẩm CNTT cơ bản;
• Đối với định hướng chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm:
PLO7b. Có khả năng phân tích, áp dụng các quy trình, kỹ thuật và công cụ phát triển phần mềm;
PLO8b. Có khả năng lập kế hoạch, tổ chức và quản lý thực hiện dự án CNTT;
• Đối với định hướng chuyên ngành IoT – Robotics:
PLO7d. Có khả năng thiết kế, xây dựng, triển khai phần cứng, phần mềm, các sản phẩm, giải pháp thông minh và tự động hóa;
PLO8d. Có khả năng khắc phục các sự cố liên quan đến, mạch điện tử, các hệ thống nhúng, hệ thống thông minh, tự động hóa.
• Đối với chương trình Kỹ sư toàn cầu:
PLO7g. Có khả năng áp dụng các quy trình, kỹ thuật và công nghệ tiên tiến để phát triển các công cụ, sản phẩn ứng dụng trên nhiều nền tảng khác nhau;
PLO8g. Có khả năng nghiên cứu phát triển, quản lý, tổ chức thực hiện dự án, hệ thống thông minh.

IV. CƠ HỘI VIỆC LÀM

Sinh viên tốt nghiệp CTĐT này có khả năng làm việc ở các vị trí:
1. Chuyên viên, tư vấn hoặc nhà quản lý IT trong cơ quan, doanh nghiệp
2. Phát triển, phân tích, thiết kế hoặc quản lý dự án phát triển phần mềm
3. Lập trình phần mềm nhúng trên các thiết bị di động (Smartphone, Tablet, …), các hệ thống công nghiệp, xe ô tô, điện gia dụng, nhà thông minh.
4. Khởi nghiệp và nghiên cứu phát triển các sản phẩm công nghệ thông tin.