Ngành Công nghệ thực phẩm

Ngành Công nghệ thực phẩm

I. THÔNG TIN

Mã ngành: 7540101; Mã trường: DDK; Năm bắt đầu tuyển sinh: 1978

II. GIỚI THIỆU

"Với nhu cầu tiêu dùng ngày càng lớn và phong phú cả về mẫu mã lẫn chất lượng của thực phẩm chế biến, ngành công nghệ thực phẩm đã và đang là ngành học thực sự hấp dẫn, mang lại cơ hội việc làm khá lớn cho giới trẻ. Đặc biệt, đây là một trong những ngành dẫn đầu về nhu cầu nhân lực, có tính ứng dụng cao và đa dạng, được đánh giá là ngành của tương lai vững vàng và ngành của sự tiềm năng.
Ngành Công nghệ thực phẩm đào tạo kiến thức nền tảng về toán và khoa học tự nhiên; kiến thức cơ sở kỹ thuật và cơ sở ngành (hóa sinh và hóa học thực phẩm, vi sinh thực phẩm,…), kiến thức chuyên ngành (dinh dưỡng thực phẩm, phân tích thực phẩm, nguyên lý các quá trình chế biến thực phẩm, khoa học cảm quan thực phẩm, luật an toàn thực phẩm và quản lý chất lượng thực phẩm, bảo quản thực phẩm, công nghệ chế biến các sản phẩm thực phẩm như đường-bánh kẹo, sữa và các sản phẩm từ sữa, thịt, cá và các sản phẩm đồ hộp thịt, cá, nông sản thực phẩm, nước giải khát và lên men,…) và kiến thức liên ngành nhằm phân tích và giải quyết các vấn đề thực tế trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm; nghiên cứu phát triển sản phẩm thực phẩm; thiết kế, vận hành và kiểm soát các quá trình, thiết bị trong các dây chuyền sản xuất thực phẩm; tổ chức, quản lý (công nghệ, kỹ thuật, chất lượng và an toàn thực phẩm) và điều hành sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp thực phẩm. Với kinh nghiệm hơn 40 năm đào tạo, Chương trình đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm tại trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng được xây dựng, cập nhật thường xuyên và được tham khảo, đối sánh với chương trình đào tạo của các trường đại học lớn, uy tín trong nước và quốc tế. Năm 2021, Chương trình đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm đã được công nhận đạt chuẩn chất lượng quốc tế theo tiêu chuẩn kiểm định của AUN. Do đó, sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm luôn được tiếp cận những kỹ thuật tiên tiến ứng dụng trong lĩnh vực bảo quản và chế biến nông sản, thực phẩm.
Bên cạnh đó, sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm thường xuyên được thực hành trong các phòng thí nghiệm và xưởng thực nghiệm, tập làm quen với công việc phân tích thực phẩm, thực hành sản xuất và bảo quản thực phẩm, kiểm tra, đánh giá và quản lý chất lượng thực phẩm, nghiên cứu phát triển sản phẩm thực phẩm,…Trong quá trình học tập, sinh viên sẽ được tham gia thực tập, thực tế tại các công ty, nhà máy sản xuất thực phẩm quy mô lớn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và ở các tỉnh thành trên toàn quốc để rèn luyện kỹ năng tay nghề cho sinh viên. Đặc biệt, kể từ năm 2018, chương trình đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm đổi mới phương pháp giảng dạy “Học theo dự án”, với mục tiêu tăng cường rèn luyện năng lực “Nghiên cứu và phát triển sản phẩm thực phẩm mới” nên đã được đầu tư thêm các hệ thống thiết bị phục vụ nghiên cứu phát triển các sản phẩm từ bột, các sản phẩm thịt, cá, các sản phẩm đồ uống giải khát và lên men, các sản phẩm sấy nông sản,... nhằm tạo điều kiện cho sinh viên thực hành, nghiên cứu và phát triển những sản phẩm mới."

Người học tốt nghiệp chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Công nghệ thực phẩm Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra bậc 6 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam:
1. Có khả năng áp dụng kiến thức về toán, khoa học tự nhiên, khoa học thực phẩm để giải quyết các vấn đề công nghệ thuộc lĩnh vực công nghệ thực phẩm;
2. Có khả năng lựa chọn và thực hiện các kỹ thuật phân tích, thiết kế thí nghiệm để giải quyết các vấn đề thực tế trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm;
3. Có khả năng áp dụng tư duy phản biện, tư duy sáng tạo và tư duy khởi nghiệp trong các tình huống mới;
4. Có trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp trong sản xuất, phân phối thực phẩm trên cơ sở xem xét sự tác động của các giải pháp kỹ thuật đến sức khoẻ cộng đồng;
5. Có khả năng lĩnh hội và áp dụng kiến thức mới khi cần thiết, sử dụng các chiến lược học tập phù hợp;
6. Có khả năng làm việc nhóm hiệu quả;
7. Có khả năng giao tiếp hiệu quả bằng văn nói, văn viết trong các ngữ cảnh khác nhau; sử dụng hiệu quả ngôn ngữ tiếng Anh trong lĩnh vực chuyên môn; năng lực tiếng Anh đạt trình độ TOEIC tối thiếu 450 hoặc tương đương; có kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT;
8. Có khả năng phát triển ý tưởng thiết kế sản phẩm và xây dựng quy trình công nghệ cho sản phẩm mới trong bối cảnh doanh nghiệp, xã hội và môi trường;
9. Có khả năng thiết kế và vận hành các hệ thống quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất.
Người học tốt nghiệp chương trình đào tạo chuyên sâu đặc thù tích hợp Cử nhân - Kỹ sư Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng ngành Công nghệ thực phẩm đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra bậc 7 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam:
1. Khả năng áp dụng kiến thức về Toán, khoa học tự nhiên, khoa học, kỹ thuật thực phẩm và kiến thức liên ngành nhằm phân tích và giải quyết các vấn đề công nghệ, kỹ thuật mới, phức tạp, đáp ứng các tiêu chuẩn và các ràng buộc về sức khỏe, an toàn, môi trường, kinh tế - xã hội;
2. Khả năng thực hiện các nghiên cứu khoa học để giải quyết các vấn đề thực tế trong công nghệ thực phẩm, đưa ra các kết luận mang tính chuyên gia;
3. Tư duy phản biện, tư duy sáng tạo và tư duy khởi nghiệp trong các tình huống mới; có khả năng thích nghi và tự định hướng nghề nghiệp;
4. Trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp trong sản xuất, phân phối thực phẩm trên cơ sở xem xét sự tác động của các giải pháp kỹ thuật đến sức khoẻ cộng đồng;
5. Khả năng lĩnh hội và áp dụng kiến thức mới khi cần thiết, sử dụng các chiến lược học tập phù hợp;
6. Kỹ năng làm việc nhóm và truyền đạt tri thức hiệu quả;
7. Khả năng giao tiếp hiệu quả bằng văn nói, văn viết trong các ngữ cảnh khác nhau; Sử dụng thuần thục tiếng Anh trong lĩnh vực chuyên môn; đạt trình độ TOEIC tối thiểu 600 hoặc tương đương; Có kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT;
8. Khả năng phát triển sản phẩm thực phẩm trong bối cảnh doanh nghiệp, xã hội và môi trường;
9. Khả năng thiết kế, vận hành và kiểm soát các quá trình, thiết bị trong các dây chuyền sản xuất thực phẩm;
10. Khả năng áp dụng các hệ thống quản trị, quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất.

IV. CƠ HỘI VIỆC LÀM

Người học tốt nghiệp trình độ đại học (Cử nhân) ngành Công nghệ thực phẩm có thể:
 Làm các công việc quản lý dây chuyền công nghệ, đảm bảo chất lượng, phát triển sản phẩm tại các đơn vị sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp thực phẩm như sản xuất bánh, kẹo, sữa, bia, nước giải khát, sản phẩm chế biến thịt, cá, cà phê, chè, ca cao...;
 Làm việc tại các cơ quan, đơn vị có liên quan đến phân tích, kiểm định, quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm như các Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Trung tâm Y tế dự phòng và các Phòng thí nghiệm có liên quan khác ở bệnh viện, Trung tâm phân tích;
 Làm công việc tư vấn tại các đơn vị chuyển giao công nghệ, cung cấp thiết bị, vật tư, phụ gia, hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp thực phẩm;
 Nghiên cứu khoa học thuộc các lĩnh vực về nông sản và thực phẩm ở các Viện nghiên cứu, các Trung tâm và cơ quan nghiên cứu của các Bộ, ngành, các Trường Đại học và Cao đẳng.
Người học tốt nghiệp chương trình đào tạo chuyên sâu đặc thù tích hợp Cử nhân- Kỹ sư ngành Công nghệ thực phẩm có thể:
 Làm các công việc kỹ thuật, quản lý dây chuyền công nghệ, đảm bảo chất lượng, phát triển sản phẩm tại các đơn vị sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp thực phẩm như sản xuất bánh, kẹo, sữa, bia, nước giải khát, sản phẩm chế biến thịt, cá, cà phê, chè, ca cao...;
 Làm việc tại các cơ quan, đơn vị có liên quan đến phân tích, kiểm định, quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm như các Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Trung tâm Y tế dự phòng và các Phòng thí nghiệm có liên quan khác ở bệnh viện, Trung tâm phân tích;
 Làm công việc tư vấn, thiết kế tại các đơn vị chuyển giao công nghệ, cung cấp thiết bị, vật tư, phụ gia, hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp thực phẩm;
 Nghiên cứu khoa học thuộc các lĩnh vực về nông sản và thực phẩm ở các Viện nghiên cứu, các Trung tâm và cơ quan nghiên cứu của các Bộ, ngành, các Trường Đại học và Cao đẳng;
 Giảng dạy các môn chuyên ngành ở các Trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và các trường phổ thông.

V. CHỈ TIÊU, ĐIỂM CHUẨN

+ Theo điểm thi Trung học phổ thông Quốc gia:

Năm Chỉ tiêu Tổ hợp tuyển Điểm chuẩn Điều kiện
2021 25 " A00;  D07; B00" 25.15 TO >= 8.4;HO >= 7.5;TTNV <= 5
2018 80 A00; D07; B00 19.75 TO >= 6;HO >= 5.25;TTNV <= 1

+ Theo Học bạ:
Năm Chỉ tiêu Tổ hợp tuyển Điểm chuẩn
2022 30 A00 ;D07 ;B00 26.45
2021 10 "1. Toán + Hóa học + Vật lý 2. Toán + Hóa học + Tiếng Anh3. Toán + Hóa học + Sinh học " 27.25

+ Thông tin tổ hợp môn:
     - A00: Toán + Vật lý + Hóa học
     - B00: Toán + Hóa học + Sinh học
     - D07: Toán + Hóa học + Tiếng Anh