Ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa

Ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa

I. THÔNG TIN

Mã ngành: 7520216; Mã trường: DDK; Năm bắt đầu tuyển sinh: 2012

II. GIỚI THIỆU

Ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hoá ngày nay đóng vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Trải qua 45 năm phát triển cùng Khoa Điện, ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa, Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Đà Nẵng cung cấp cho sinh viên kiến thức về tự động hóa các dây chuyền sản xuất, ứng dụng IoT trong công nghiệp, số hóa nhà máy, chế tạo và điều khiển robot… Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc trong:
- Các nhà máy sản xuất có mức độ tự động hóa cao, có các dây chuyền sản xuất tự động hiện đại (nhà máy sản xuất ô tô, thép, dầu khí, thực phẩm, chế biến…) với vai trò nghiên cứu phát triển, thiết kế, vận hành;
- Các doanh nghiệp ngành điện (tự động hóa trong nhà máy thủy điện, phòng điều khiển giám sát, nhà máy điện gió, điện mặt trời…),
- Các công ty trong nước, các tập đoàn đa quốc gia (Siemens, Schneider Electric, ABB, Mitsubishi Electric…) kinh doanh về các thiết bị điện tử, tự động hóa với vai trò nghiên cứu thiết kế, quản lý dự án, thiết bị…

Người học tốt nghiệp chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra bậc 6 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam:
1. Có khả năng áp dụng kiến thức Toán, khoa học, kỹ thuật và công nghệ để xác định, giải quyết các vấn đề cơ bản trong lĩnh vực Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa.
2. Có khả năng tiến hành các thí nghiệm, phân tích dữ liệu và đánh giá kết quả trong lĩnh vực kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa; có kỹ năng sử dụng Công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT.
3. Có khả năng lĩnh hội và áp dụng kiến thức mới khi cần thiết; sử dụng các chiến lược học tập phù hợp.
4. Có tư duy phản biện, tư duy sáng tạo, tư duy khởi nghiệp; có kỹ năng lãnh đạo; có trách nhiệm đạo đức, nghề nghiệp trong các tình huống kỹ thuật thuộc lĩnh vực kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa.
5. Có khả năng giao tiếp hiệu quả trong các hoạt động chuyên môn, hoạt động hiệu quả trong một nhóm mà các thành viên cùng nhau chia sẻ kỹ năng quản lý, tạo ra một môi trường cộng tác đôi bên cùng có lợi và lập kế hoạch để đạt được các mục tiêu đề ra.
6. Có trình độ ngoại ngữ đáp ứng bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam và đạt TOEIC 450 hoặc tương đương.
7. Có khả năng phân tích, thiết kế các hệ thống điều khiển cơ bản trong lĩnh vực kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa.
8. Có khả năng đưa ra các quyết định hợp lý trên cơ sở xem xét sự tác động của các giải pháp điều khiển và tự động hóa trong bối cảnh kinh tế, xã hội và môi trường.
Người học tốt nghiệp chương trình đào tạo chuyên sâu đặc thù tích hợp Cử nhân - Kỹ sư Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng ngành Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra bậc 7 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam:
1. Có khả năng áp dụng kiến thức Toán, khoa học, kỹ thuật và công nghệ để xác định, giải quyết các vấn đề kỹ thuật tiên tiến, phức tạp, liên ngành trong lĩnh vực kỹ thuật điều khiển và tự động hóa.
2. Có khả năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin để đưa ra giải pháp xử lí trong lĩnh vực kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa một cách khoa học; có kỹ năng sử dụng Công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT.
3. Có khả năng lĩnh hội, nghiên cứu và áp dụng kiến thức mới khi cần thiết; sử dụng các công nghệ mới; sử dụng các chiến lược học tập phù hợp.
4. Có tư duy phản biện, tư duy sáng tạo, tư duy khởi nghiệp; có kỹ năng quản trị; có trách trách nhiệm đạo đức, nghề nghiệp; có khả năng thích nghi và tự định hướng nghề nghiệp chuyên sâu trong lĩnh vực kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa.
5. Có khả năng giao tiếp hiệu quả, truyền đạt tri thức trong các hoạt động chuyên môn, làm việc nhóm, đánh giá và cải tiến các hoạt động trong nhóm chuyên môn.
6. Có trình độ ngoại ngữ đáp ứng bậc 4 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam và đạt TOEIC 600 hoặc tương đương.
7. Có khả năng phân tích, thiết kế các hệ thống điều khiển trong thực tế, có tính đến các yếu tố về sức khỏe cộng đồng, an toàn, văn hóa, kinh tế, xã hội và môi trường.
8. Có khả năng đưa ra các kết luận chuyên sâu trên cơ sở xem xét sự tác động của các giải pháp điều khiển và tự động hóa trong bối cảnh kinh tế, xã hội và môi trường.

IV. CƠ HỘI VIỆC LÀM

Người học tốt nghiệp trình độ đại học (Cử nhân) ngành Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa phù hợp với các vị trí công việc:
 Thiết kế, vận hành các thiết bị và hệ thống điều khiển tự động và tự động hóa;
 Đảm nhận vai trò nhân viên kỹ thuật cao trong các nhà máy sản xuất công nghiệp có liên quan đến sử dụng và khai thác các dây chuyền sản xuất tự động như giao thông, xây dựng, xi măng, thép, dầu khí, thực phẩm, hóa chất, chế biến, giải trí...;
 Công tác ở các cơ quan trong ngành Điện nhằm đẩy mạnh áp dụng công nghệ tự động hóa: các Điện lực, Công ty cao thế, Truyền tải, Thí nghiệm, các nhà máy điện …
 Công tác ở các ngành quân sự có sử dụng các thiết bị, khí tài tự động điều khiển và tự động hóa;
 Công tác ở lĩnh vực thiết bị y tế và các đơn vị có liên quan;
 Giảng dạy ở các trường đại học và cao đẳng, trung cấp dạy nghề trong lĩnh vực tự động điều khiển và tự động hóa;
 Công tác ở các cơ quan nghiên cứu phát triển ứng dụng lĩnh vực tự động điều khiển và tự động hóa;
 Công tác ở các đơn vị bán hàng, tư vấn khách hàng, bảo trì, bảo dưỡng thiết bị điều khiển tự động và tự động hóa;
 Tư vấn, thiết kế, giám sát các công trình, các dự án có liên quan đến lĩnh vực điện tự động điều khiển và tự động hóa;
 Tự phát triển bản thân để tạo dựng nên nhiều thành tố phong phú xã hội trong lĩnh vực điều khiển tự động và tự động hóa.
Người học tốt nghiệp chương trình đào tạo chuyên sâu đặc thù tích hợp Cử nhân- Kỹ sư ngành Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa phù hợp với các vị trí công việc:
 Nghiên cứu, thiết kế, vận hành các thiết bị và hệ thống điều khiển tự động và tự động hóa phức tạp;
 Công tác với vai trò kỹ sư ở các Công ty, Xí nghiệp trong các khu công nghiệp có liên quan đến sử dụng và khai thác các dây chuyền sản xuất tự động như giao thông, xây dựng, xi măng, thép, dầu khí, thực phẩm, hóa chất, chế biến, giải trí...;
 Công tác ở các cơ quan trong ngành Điện: các Điện lực, Công ty cao thế, Truyền tải, Thí nghiệm, các nhà máy điện … Nhằm áp dụng công nghệ tự động hóa vào ngành điện.
 Công tác ở các ngành quân sự có sử dụng các thiết bị, khí tài tự động điều khiển và tự động hóa;
 Công tác ở lĩnh vực thiết bị y tế và các đơn vị có liên quan;
 Giảng dạy và nghiên cứu ở các trường đại học và cao đẳng, trung cấp dạy nghề trong lĩnh vực tự động điều khiển và tự động hóa;
 Công tác ở các cơ quan nghiên cứu phát triển ứng dụng lĩnh vực tự động điều khiển và tự động hóa;
 Công tác ở các đơn vị bán hàng, tư vấn khách hàng, bảo trì, bảo dưỡng thiết bị điều khiển tự động và tự động hóa;
 Tư vấn, thiết kế, giám sát các công trình, các dự án có liên quan đến lĩnh vực điện tự động điều khiển và tự động hóa;
 Tự phát triển bản thân để tạo dựng nên nhiều thành tố phong phú xã hội trong lĩnh vực điều khiển tự động và tự động hóa;
 Làm công tác nghiên cứu, giảng dạy về kỹ thuật điều khiển và tự động hóa ở các viện nghiên cứu, các trung tâm và cơ quan nghiên cứu của các bộ, ngành, các trường đại học và cao đẳng.

V. CHỈ TIÊU, ĐIỂM CHUẨN

+ Theo điểm thi Trung học phổ thông Quốc gia:

Năm Chỉ tiêu Tổ hợp tuyển Điểm chuẩn Điều kiện
2021 30 " A00;  A01" 26.50 TO >= 8.8;LI >= 7.75;TTNV <= 4
2018 100 A00; A01 21.50 TO >= 7;LI >= 6.75;TTNV <= 1

+ Theo Học bạ:
Năm Chỉ tiêu Tổ hợp tuyển Điểm chuẩn
2022 30 A00 ;A01 28.57
2021 10 "1. Toán + Vật lý + Hóa học2. Toán + Vật lý + Tiếng Anh " 28.40

+ Thông tin tổ hợp môn:
     - A00: Toán + Vật lý + Hóa học
     - A01: Toán + Vật lý + Tiếng Anh