Ngành Hệ thống thông tin quản lý (Chuyên ngành Tin học quản lý)

Ngành Hệ thống thông tin quản lý (Chuyên ngành Tin học quản lý)

I. THÔNG TIN

Mã ngành: 7340405; Mã trường: DDQ; Năm bắt đầu tuyển sinh: 2006

II. GIỚI THIỆU

Chương trình đại học chuyên ngành Tin học quản lý được xây dựng và bắt đầu đưa vào đào tạo từ năm 2006 với định hướng đào tạo các lập trình viên, nhà phân tích, thiết kế và triển khai cũng như quản trị có khả năng tham gia vào tất cả các bước xây dựng xây dựng và quản trị các hệ thống thông tin quản lý ứng dụng trong quản trị doanh nghiệp cũng như các tổ chức chính trị – xã hội trong bối cảnh hầu hết các hoạt động của doanh nghiệp và tổ chức đều được tin học hóa và chuyển đối số một cách mạnh mẽ. Điều này tất yếu đòi hỏi số lượng lớn nhân lực về ngành Hệ thống thông tin quản lý cho hiện tại và tương lai.
Chương trình đào tạo cử nhân ngành Hệ thống thông tin quản lý (HTTTQL), chuyên ngành Tin học quản lý trang bị cho người học khối kiến thức chuyên sâu về Hệ thống thông tin quản lý và kiến thức nền tảng về kinh doanh quản lý. Chương trình đào tạo tăng cường các kỹ năng nghề nghiệp, nhằm trang bị cho người học một năng lực phân tích, thiết kế, xây dựng và triển khai Hệ thống thông tin, đặc biệt là năng lực xây dựng các hệ thống thông tin quản lý trong các hoạt động của các tổ chức doanh nghiệp.
Người học sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Tin học quản lý có khả năng theo đuổi các nghề nghiệp từ chuyên viên đến quản trị viên và lãnh đạo trong các doanh nghiệp chuyên về Công nghệ thông tin (CNTT) hoặc doanh nghiệp kinh doanh các giải pháp CNTT cho doanh nghiệp và tổ chức; các doanh nghiệp hoặc tổ chức có ứng dụng CNTT trong hoạt động của mình. Với kiến thức và kỹ năng được trang bị, cử nhân ngành HTTTQL có năng lực làm việc vượt trội không những trong các vị trí xây dựng hệ thống mà còn vượt trội trong công việc liên quan đến tương tác với người sử dụng cuối của HTTTQL.
Chương trình đào tạo còn trang bị cho người học những kỹ năng mềm cần thiết để có thể tự học hỏi nghiên cứu độc lập, phát triển chuyên môn để bắt kịp với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ thông tin và có khả năng học tập suốt đời.

PLO1 - Áp dụng được kiến thức nền tảng về kinh tế, quản lý và pháp luật vào thực tiễn doanh nghiệp
PLO2 - Có năng lực thiết kế thuật toán và năng lực tư duy về kỹ thuật lập trình
PLO3 - Có năng lực xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu; khảo sát, phân tích và thiết kế các hệ thống thông tin
PLO4 - Có năng lực xây dựng hệ thống thông tin vận hành trên nền tảng hiện đại
PLO5 - Có năng lực đánh giá, kiểm thử và đảm bảo chất lượng các hệ thống thông tin
PLO6 - Giao tiếp trong kinh doanh hiệu quả với các kỹ năng như: soạn thảo văn bản, thuyết trình và làm việc nhóm
PLO7 - Có năng lực sử dụng ngoại ngữ để làm việc trong môi trường công nghệ toàn cầu hóa
PLO8 - Có năng lực ứng dụng các nền tảng công nghệ thông tin hiện đại để giải quyết các vấn đề trong công việc
PLO9 - Tuân thủ pháp luật, chuẩn mực xã hội, đạo đức, tác phong nghề nghiệp

IV. CƠ HỘI VIỆC LÀM

Sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học chuyên ngành Tin học quản lý có khả năng đảm nhận các công việc sau:
- Phân tích, thiết kế và xây dựng HTTT;
- Lập trình viên;
- Kinh doanh, tư vấn và triển khai các sản phẩm và giải pháp CNTT;
- Quản trị, phân tích và khai thác kho dữ liệu, xây dựng các giải pháp kinh doanh thông minh nhằm hỗ trợ ra quyết định;
- Kiểm thử và đảm bảo chất lượng phần mềm;
- Quản trị mạng máy tính, cổng thông tin điện tử, website thương mại điện tử và các hệ thống kinh doanh thông minh;
- Tư vấn, quản trị các dự án CNTT và hoạch định chiến lược CNTT;
- Làm nghiên cứu viên, giảng viên giảng dạy HTTTQL trong các tổ chức nghiên cứu và đào tạo.
Sinh viên còn có thể làm việc trong các tổ chức kinh tế - xã hội và kinh doanh như:
- Các cơ quan, doanh nghiệp chuyên về phát triển, tư vấn, kiểm thử và triển khai ứng dụng phần mềm và giải pháp quản trị doanh nghiệp trên nền tảng CNTT;
- Các doanh nghiệp, tổ chức nhà nước và phi chính phủ có ứng dụng CNTT trong hoạt động sản xuất và điều hành quản lý;
- Các cơ sở giáo dục và đào tạo, các viện và trung tâm nghiên cứu về lĩnh vực quản trị và quản lý.
Ngoài ra, cử nhân chuyên ngành Tin học quản lý có thể tiếp tục theo học chương trình đào tạo sau đại học các chuyên ngành: khoa học máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống thông tin quản lý, quản trị kinh doanh, kế toán, tài chính, ngân hàng, … trong và ngoài nước.

V. CHỈ TIÊU, ĐIỂM CHUẨN

+ Theo điểm thi Trung học phổ thông Quốc gia:

Năm Chỉ tiêu Tổ hợp tuyển Điểm chuẩn Điều kiện
2022 40 "1. Toán + Vật lý + Hóa học2. Toán + Vật lý + Tiếng Anh3. Ngữ văn + Toán + Tiếng Anh4. Toán + Khoa học tự nhiên + Tiếng Anh" 23.75
2021 40 A00 ; A01 ; D01 ; D90 24.75 TTNV <= 10
2020 130 A00; A01; D01; D90 22.50 TTNV <= 6
2019 150 A00; A01; D01; D90 19.50 TTNV <= 4
2018 260 A00; A01; D01; D90 17.50 TTNV <= 3

+ Theo Học bạ:
Năm Chỉ tiêu Tổ hợp tuyển Điểm chuẩn
2022 40 "1. Toán + Vật lý + Hóa học2. Toán + Vật lý + Tiếng Anh3. Ngữ văn + Toán + Tiếng Anh" 26.00
2021 40 "1. Toán + Vật lý + Hóa học2. Toán + Vật lý + Tiếng Anh3. Ngữ văn + Toán + Tiếng Anh" 23.50

+ Thông tin tổ hợp môn:
     - A00: Toán + Vật lý + Hóa học
     - A01: Toán + Vật lý + Tiếng Anh
     - D01: Văn + Toán + Tiếng Anh
     - D90: Toán + KHTN + Tiếng Anh