Ngành Quản trị kinh doanh

Ngành Quản trị kinh doanh

I. THÔNG TIN

Mã ngành: 7340101; Mã trường: VKU; Năm bắt đầu tuyển sinh: 2017

II. GIỚI THIỆU

Cử nhân ngành Quản trị kinh doanh có phẩm chất chính trị, đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp và ý thức phục vụ cộng đồng; có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp và năng lực nghiên cứu tương xứng với trình độ đào tạo; có sức khỏe, đáp ứng tốt nhu cầu lao động trong thời kỳ hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt - Hàn, Đại học Đà Nẵng đào tạo những cử nhân ngành Quản trị kinh doanh:
- Có đạo đức tốt để làm việc và có ích cho cộng đồng;
- Có kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, kiến thức toàn diện và chuyên sâu về quản lý hoạt động kinh doanh như marketing, thương mại điện tử, tài chính và khởi nghiệp trong bối cảnh nền kinh tế số.
- Có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và ứng dụng công nghệ thông tin để giải quyết các yêu cầu xử lý, cung cấp thông tin và ra quyết định trong lĩnh vực Quản trị kinh doanh.
* CN Quản trị thương mại điện tử
Có kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực Thương mại điện tử, nắm vững nghiệp vụ quản lý, kỹ năng sử dụng Công nghệ thông tin phục vụ phát triển nghề nghiệp.
* CN Cử nhân toàn cầu (Global BA)
- Có kiến thức chuyên sâu về marketing, digital marketing; Sử dụng thành thạo các công cụ digital marketing để giải quyết các tình huống kinh doanh cụ thể cũng như xây dựng, triển khai, đo lường và đánh giá hiệu quả chiến lược marketing trong nền kinh tế số. Có khả năng giao tiếp, làm việc và xử lý thành thạo các tình huống kinh doanh trong môi trường quốc tế bằng ngôn ngữ tiếng Anh.

Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh của Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt - Hàn, Đại học Đà Nẵng:
PLO1: Có đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp và ý thức phục vụ cộng đồng;
PLO2: Vận dụng kiến thức trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, pháp luật và quản trị kinh doanh để giải quyết các vấn đề phát sinh trong lĩnh vực ngành, chuyên ngành.
PLO3: Đánh giá những thay đổi của môi trường kinh doanh trong bối cảnh biến đổi không ngừng và toàn cầu hóa và vận dụng được những chức năng cơ bản của nhà quản trị ở mức độ quản trị doanh nghiệp cấp trung.
PLO4: Phân tích được hoạt động kinh doanh, các lĩnh vực cơ bản trong tổ chức bao gồm quản trị, tài chính, nguồn nhân lực, marketing, thương mại điện tử.
PLO5: Có tư duy phản biện, tư duy đổi mới sáng tạo, tinh thần khởi nghiệp,
PLO6: Có khả năng làm việc nhóm, giao tiếp hiệu quả và năng lực học tập suốt đời.
PLO7: Có khả năng sử dụng Tiếng Anh tốt trong lĩnh vực kinh doanh (Đạt chuẩn Tiếng Anh tương đương TOEIC 500).
PLO8: Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng Công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng hiệu quả các phần mềm đồ họa ứng dụng, công cụ thống kê để giải quyết các vấn đề Quản trị kinh doanh
* CN Quản trị thương mại điện tử.
Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh – Chuyên ngành Quản trị thương mại điện tử phải đạt được:
PLO9a : Am hiểu kiến thức pháp luật khi điều hành doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh điện tử.
PLO10a : Vận dụng các kiến thức cơ bản và chuyên sâu về thương mại điện tử để giải quyết được những vấn đề phát sinh trong thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp.
PLO11a : Đánh giá và vận dụng được các quy trình quản lý, kinh doanh trong Thương mại điện tử.
PLO12a : Có khả năng thiết kế, vận hành và quản trị website thương mại điện tử; xây dựng và triển khai các hoạt động tác nghiệp trong thương mại điện tử;
* Cử nhân toàn cầu (Global BA)
Ngoài các chuẩn đầu ra chung của ngành Quản trị kinh doanh, sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo Cử nhân toàn cầu ngành Quản trị kinh doanh phải đạt được:
PLO9G. Vận dụng kiến thức chuyên sâu về marketing, digital marketing trong việc lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá hiệu quả chiến lược marketing trên nền tảng kỹ thuật số.
PLO10G. Phân tích được các tác động từ môi trường kinh doanh toàn cầu và trong nền kinh tế số.
PLO11G. Đánh giá được các vấn đề marketing kỹ thuật số trong các tình huống kinh doanh và đưa ra các giải pháp phù hợp.
PLO12G. Giao tiếp, làm việc và xử lý thành thạo các tình huống kinh doanh trong môi trường quốc tế bằng ngôn ngữ tiếng Anh. Sử dụng thành thạo các công cụ digital marketing bao gồm social media, search engine, mobile, website, content, online data analysis... một cách hiệu quả trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.

IV. CƠ HỘI VIỆC LÀM

Sinh viên tốt nghiệp từ CTĐT chuyên ngành Quản trị Thương mại điện tử có thể làm các công việc:
1. Trợ lý thương mại điện tử.
2. Nhân viên/chuyên viên thương mại điện tử.
3. Chuyên viên tiếp thị thương mại điện tử.
4. Nhân viên nội dung thương mại điện tử.
5. Biên tập viên thương mại điện tử.
6. Chuyên viên phân tích tiếp thị thương mại điện tử.
7. Chuyên viên phân tích thương mại điện tử.
8. Quản lý sản phẩm trực tuyến.
Ngoài ra, cử nhân chuyên ngành Quản trị Thương mại điện tử còn có thể làm việc ở viện nghiên cứu, cơ sở đào tạo với vai trò chuyên viên, cán bộ giảng dạy về thương mại điện tử.

V. CHỈ TIÊU, ĐIỂM CHUẨN

+ Theo điểm thi Trung học phổ thông Quốc gia:

Năm Chỉ tiêu Tổ hợp tuyển Điểm chuẩn Điều kiện
2022 110 1. Toán + Vật lý + Hóa học; 2. Toán + Vật lý + Tiếng Anh; 3. Toán + Ngữ văn + Tiếng Anh; 4. Toán + Khoa học tự nhiên + Tiếng Anh 24.00 TO >= 7.4;TTNV <= 11
2021 110 "1. Toán + Vật lý + Hóa học2. Toán + Vật lý + Tiếng Anh3. Toán + Ngữ văn + Tiếng Anh4. Toán + Khoa học tự nhiên + Tiếng Anh" 22.50 TO >= 7;TTNV <= 3

+ Theo Học bạ:
Năm Chỉ tiêu Tổ hợp tuyển Điểm chuẩn
2022 70 1. Toán + Vật lý + Hóa học; 2. Toán + Vật lý + Tiếng Anh; 3. Toán + Ngữ văn + Tiếng Anh; 4. Toán + Hóa học + Tiếng Anh 24.00
2021 70 "1. Toán + Vật lý + Hóa học2. Toán + Vật lý + Tiếng Anh3. Toán + Ngữ văn + Tiếng Anh4. Toán + Hóa học + Tiếng Anh" 21.00