Ngành Chương trình Kỹ sư chất lượng cao Việt - Pháp (PFIEV)

I. THÔNG TIN

Mã ngành: PFIEV; Mã trường: DDK; Năm bắt đầu tuyển sinh: 1999

II. GIỚI THIỆU

* Chương trình Kỹ sư chất lượng cao Việt-Pháp (PFIEV) là chương trình hợp tác giữa 2 chính phủ Pháp và Việt Nam, tuyển sinh khóa đầu tiên từ 1999, gồm 4 trường đại học kỹ thuật hàng đầu của Việt Nam tham gia (ĐH Bách Khoa Hà Nội, ĐH Xây dựng Hà Nội, Trường ĐH Bách Khoa - ĐH Đà Nẵng, Trường ĐH Bách Khoa - ĐH Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh) và hợp tác với 9 trường kỹ sư nổi tiếng của Pháp. CTĐT PFIEV có mục tiêu đào tạo các kỹ sư nắm vững lý thuyết, giỏi thực hành, có năng lực quản lý và chuyên môn giỏi; được đào tạo với kiến thức cơ bản vững chắc, có kiến thức liên ngành; có tầm nhìn và có phương pháp tiếp cận và giải quyết vấn đề tổng hợp, thích ứng với môi trường hoạt động liên ngành và những thay đổi nhanh chóng của công nghệ; sử dụng được 2 ngoại ngữ là tiếng Anh và tiếng Pháp.
CTĐT PFIEV đào tạo Kỹ sư theo mô hình và tiêu chuẩn của Pháp, gồm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1: giai đoạn đại cương 2 năm đầu chung cho tất cả các chuyên ngành; Giai đoạn 2: giai đoạn Kỹ sư 3 năm cuối cho từng chuyên ngành. CTĐT Kỹ sư PFIEV được cấp chứng nhận kiểm định của Ủy ban bằng Kỹ sư Cộng hòa Pháp (CTI) và Mạng lưới kiểm định Châu Âu các chương trình đào tạo kỹ sư (ENAEE). Bằng Kỹ sư của CTĐT PFIEV được cơ quan kiểm định các chương trình đào tạo kỹ sư Châu Âu (European Network for Accreditation of Engineering Education ENAEE) công nhận thương hiệu chất lượng Châu Âu EUR-ACE Master và Bộ Giáo dục & Đào tạo Việt Nam xác nhận văn bằng PFIEV tương đương trình độ Thạc sĩ trong việc xét tuyển học tiếp lên trình độ cao hơn theo đúng ngành đào tạo.

Các chuyên ngành của CTĐT PFIEV tại Trường ĐH Bách Khoa - ĐH Đà Nẵng gồm:

* Chuyên ngành công nghệ phần mềm thuộc ngành Công nghệ thông tin: hợp tác với ĐH Polytech Marseille (Thành phố Marseille, Cộng hòa Pháp). Đào tạo chuyên sâu về Công nghệ phần mềm, Mạng và truyền thông, Điện tử và Quản lý dự án; có khả năng thiết kế và xây dựng các hệ thống phần mềm quản lý và phần mềm công nghiệp; thiết kế và quản trị các hệ thống mạng máy tính và truyền thông; thiết kế và phát triển các hệ thống phần mềm nhúng.

* Chuyên ngành Tin học công nghiệp thuộc ngành Kỹ thuật Điện-Điện tử: hợp tác với ĐH INP Grenoble (Thành phố Grenoble, Cộng hòa Pháp). Đào tạo chuyên sâu về điều khiển tự động, kỹ thuật tin học và điện tử công nghiệp; có khả năng thiết kế, bảo dưỡng các mạng truyền thông công nghiệp trong nhà máy, các hệ thống điện tử trong công nghiệp; điều khiển, giám sát, thiết kế các dây chuyền sản xuất tự động.

* Chuyên ngành Sản xuất tự động thuộc ngành Cơ khí: hợp tác với ĐH INP Grenoble (Thành phố Grenoble, Cộng hòa Pháp). Đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực tự động hóa sản xuất (cơ khí, cơ điện tử, tự động hóa, điều khiển tự động, quản lý và tổ chức sản xuất); có khả năng thiết kế bộ phận, điều khiển, giám sát và bảo dưỡng các dây chuyền sản xuất tự động; thiết kế sản phẩm cơ khí, điều khiển, bảo dưỡng các thiết bị tự động gia công cơ khí, các máy cơ khí chính xác; tổ chức và quản lý sản xuất các dây chuyền sản xuất tự động.

* Người học tốt nghiệp trình độ Kỹ sư Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng thuộc Chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao Việt-Pháp (PFIEV) chuyên ngành Sản xuất tự động:
CĐR 1: Có kiến thức và hiểu biết chuyên sâu về toán học, khoa học và các nguyên lý kỹ thuật để xác định, trình bày và giải quyết các vấn đề mới, phức tạp trong lĩnh vực Cơ khí – Sản xuất tự động và các lĩnh vực liên quan khác;
CĐR 2. Có khả năng áp dụng thiết kế kỹ thuật phù hợp nhất hoặc sử dụng sự sáng tạo của cá nhân để đưa ra các giải pháp đáp ứng với các yêu cầu thực tiễn về sức khỏe cộng đồng, an ninh, phúc lợi cũng như các yếu tố liên quan đến toàn cầu, văn hoá, xã hội, môi trường và kinh tế;
CĐR 3. Có khả năng truyền đạt kiến thức bằng nhiều phương pháp khác nhau, khả năng giao tiếp rõ ràng với người nghe trong chuyên ngành và không thuộc chuyên ngành;
CĐR 4. Có khả năng nhận thức trách nhiệm đạo đức và nghề nghiệp trong các tình huống kỹ thuật và trong việc đưa ra những đánh giá sáng suốt có xem xét tác động của các giải pháp kỹ thuật trong bối cảnh toàn cầu, kinh tế, môi trường và xã hội;
CĐR 5. Có khả năng hoạt động hiệu quả trong bối cảnh quốc gia và quốc tế, thiết lập mục tiêu, lập kế hoạch nhiệm vụ và đáp ứng các mục tiêu, với vai trò là thành viên nhóm hoặc lãnh đạo trong nhóm, tạo ra môi trường hợp tác toàn diện đa dạng về văn hóa;
CĐR 6: Có khả năng thu thập thông tin, tiến hành thử nghiệm nâng cao, phân tích và giải thích dữ liệu, tạo ra được sự mô phỏng và sử dụng phán đoán kỹ thuật để có được khảo sát chi tiết và nghiên cứu các vấn đề kỹ thuật phức tạp hoặc đưa ra kết luận
CĐR 7. Có khả năng tự tích luỹ và áp dụng kiến thức mới khi cần thiết, sử dụng các chiến lược học tập phù hợp;
CĐR 8. Có khả năng thể hiện tư duy phản biện, đổi mới sáng tạo, tổ chức, quản lý, quản trị hoạt động nghề nghiệp tiên tiến; có tư duy khởi nghiệp;
CĐR 9. Có trình độ tiếng Anh là TOEIC 600 hoặc tương đương; có trình độ tiếng Pháp là DELF B1 hoặc tương đương; có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT

* Người học tốt nghiệp trình độ Kỹ sư Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng thuộc Chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao Việt-Pháp (PFIEV) chuyên ngành Tin học công nghiệp:
CĐR 1: Có kiến thức và hiểu biết chuyên sâu về toán học, khoa học và các nguyên lý kỹ thuật để xác định, trình bày và giải quyết các vấn đề mới, phức tạp trong lĩnh vực Điện-Điện tử-Tự động hóa và các lĩnh vực liên quan khác;
CĐR 2. Có khả năng áp dụng thiết kế kỹ thuật phù hợp nhất hoặc sử dụng sự sáng tạo của cá nhân để đưa ra các giải pháp đáp ứng với các yêu cầu thực tiễn về sức khỏe cộng đồng, an ninh, phúc lợi cũng như các yếu tố liên quan đến toàn cầu, văn hoá, xã hội, môi trường và kinh tế;
CĐR 3. Có khả năng truyền đạt kiến thức bằng nhiều phương pháp khác nhau, khả năng giao tiếp rõ ràng với người nghe trong chuyên ngành và không thuộc chuyên ngành;
CĐR 4. Có khả năng nhận thức trách nhiệm đạo đức và nghề nghiệp trong các tình huống kỹ thuật và trong việc đưa ra những đánh giá sáng suốt có xem xét tác động của các giải pháp kỹ thuật trong bối cảnh toàn cầu, kinh tế, môi trường và xã hội;
CĐR 5. Có khả năng hoạt động hiệu quả trong bối cảnh quốc gia và quốc tế, thiết lập mục tiêu, lập kế hoạch nhiệm vụ và đáp ứng các mục tiêu, với vai trò là thành viên nhóm hoặc lãnh đạo trong nhóm, tạo ra môi trường hợp tác toàn diện đa dạng về văn hóa;
CĐR 6: Có khả năng thu thập thông tin, tiến hành thử nghiệm nâng cao, phân tích và giải thích dữ liệu, tạo ra được sự mô phỏng và sử dụng phán đoán kỹ thuật để có được khảo sát chi tiết và nghiên cứu các vấn đề kỹ thuật phức tạp hoặc đưa ra kết luận
CĐR 7. Có khả năng tự tích luỹ và áp dụng kiến thức mới khi cần thiết, sử dụng các chiến lược học tập phù hợp;
CĐR 8. Có khả năng thể hiện tư duy phản biện, đổi mới sáng tạo, tổ chức, quản lý, quản trị hoạt động nghề nghiệp tiên tiến; có tư duy khởi nghiệp;
CĐR 9. Có trình độ tiếng Anh là TOEIC 600 hoặc tương đương; có trình độ tiếng Pháp là DELF B1 hoặc tương đương; có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT.

* Người học tốt nghiệp trình độ Kỹ sư Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng thuộc Chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao Việt-Pháp (PFIEV) chuyên ngành Công nghệ phần mềm:
CĐR 1: Có kiến thức và hiểu biết chuyên sâu về toán học, khoa học và các nguyên lý kỹ thuật để xác định, trình bày và giải quyết các vấn đề mới, phức tạp trong lĩnh vực Công nghệ thông tin, chuyên ngành công nghệ phần mềm và các lĩnh vực liên quan khác;
CĐR 2. Có khả năng áp dụng thiết kế kỹ thuật phù hợp nhất hoặc sử dụng sự sáng tạo của cá nhân để đưa ra các giải pháp đáp ứng với các yêu cầu thực tiễn về sức khỏe cộng đồng, an ninh, phúc lợi cũng như các yếu tố liên quan đến toàn cầu, văn hoá, xã hội, môi trường và kinh tế;
CĐR 3. Có khả năng truyền đạt kiến thức bằng nhiều phương pháp khác nhau, khả năng giao tiếp rõ ràng với người nghe trong chuyên ngành và không thuộc chuyên ngành;
CĐR 4. Có khả năng nhận thức trách nhiệm đạo đức và nghề nghiệp trong các tình huống kỹ thuật và trong việc đưa ra những đánh giá sáng suốt có xem xét tác động của các giải pháp kỹ thuật trong bối cảnh toàn cầu, kinh tế, môi trường và xã hội;
CĐR 5. Có khả năng hoạt động hiệu quả trong bối cảnh quốc gia và quốc tế, thiết lập mục tiêu, lập kế hoạch nhiệm vụ và đáp ứng các mục tiêu, với vai trò là thành viên nhóm hoặc lãnh đạo trong nhóm, tạo ra môi trường hợp tác toàn diện đa dạng về văn hóa;
CĐR 6: Có khả năng thu thập thông tin, tiến hành thử nghiệm nâng cao, phân tích và giải thích dữ liệu, tạo ra được sự mô phỏng và sử dụng phán đoán kỹ thuật để có được khảo sát chi tiết và nghiên cứu các vấn đề kỹ thuật phức tạp hoặc đưa ra kết luận
CĐR 7. Có khả năng tự tích luỹ và áp dụng kiến thức mới khi cần thiết, sử dụng các chiến lược học tập phù hợp;
CĐR 8. Có khả năng thể hiện tư duy phản biện, đổi mới sáng tạo, tổ chức, quản lý, quản trị hoạt động nghề nghiệp tiên tiến; có tư duy khởi nghiệp;
CĐR 9. Có trình độ tiếng Anh là TOEIC 600 hoặc tương đương; có trình độ tiếng Pháp là DELF B1 hoặc tương đương.

IV. CƠ HỘI VIỆC LÀM

* Người học tốt nghiệp chương trình đào tạo Kỹ sư chất lượng cao Việt-Pháp ngành Kỹ thuật Cơ khí - chuyên ngành Sản xuất tự động phù hợp với vị trí:
- Quản lý, tư vấn kỹ thuật, thiết kế, khai thác, vận hành, bảo dưỡng các thiết bị, hệ thống liên quan đến lĩnh vực Cơ khí – Sản xuất tự động tại các doanh nghiệp, tập đoàn, các đơn vị sản xuất trong và ngoài nước.
- Làm giảng viên giảng dạy các môn thuộc các ngành lĩnh vực Cơ khí – Sản xuất tự động ở các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và các trường phổ thông.
- Nghiên cứu chuyên sâu và phát triển công nghệ thuộc các lĩnh vực liên quan đến lĩnh vực lĩnh vực Cơ khí – Sản xuất tự động ở các viện nghiên cứu, các trường đại học, các trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) của các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn trong nước và quốc tế.
Người học tốt nghiệp chương trình đào tạo Kỹ sư chất lượng cao Việt-Pháp ngành Kỹ thuật Điện - chuyên ngành Tin học công nghiệp phù hợp với vị trí:
- Quản lý, tư vấn kỹ thuật, thiết kế, khai thác, vận hành, bảo dưỡng các thiết bị, hệ thống liên quan đến lĩnh vực Điện-Điện tử-Tự động hóa tại các doanh nghiệp, tập đoàn, các đơn vị sản xuất trong và ngoài nước.
- Làm giảng viên giảng dạy các môn thuộc các ngành Điện-Điện tử-Tự động hóa ở các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và các trường phổ thông.
- Nghiên cứu chuyên sâu và phát triển công nghệ thuộc các lĩnh vực liên quan đến lĩnh vực Điện-Điện tử-Tự động hóa ở các viện nghiên cứu, các trường đại học, các trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) của các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn trong nước và quốc tế.

* Người học tốt nghiệp chương trình đào tạo Kỹ sư chất lượng cao Việt-Pháp ngành Công nghệ thông tin - chuyên ngành Công nghệ phần mềm phù hợp với vị trí:
- Quản lý, tư vấn kỹ thuật, thiết kế, khai thác, vận hành, các hệ thống liên quan đến lĩnh vực Công nghệ thông tin, chuyên ngành Công nghệ phần mềm tại các doanh nghiệp, tập đoàn, các đơn vị sản xuất trong và ngoài nước.
- Làm giảng viên giảng dạy các môn thuộc các ngành lĩnh vực Công nghệ thông tin, chuyên ngành Công nghệ phần mềm ở các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và các trường phổ thông.
- Nghiên cứu chuyên sâu và phát triển công nghệ thuộc các lĩnh vực liên quan đến lĩnh vực lĩnh vực Công nghệ thông tin, chuyên ngành Công nghệ phần mềm ở các viện nghiên cứu, các trường đại học, các trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) của các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn trong nước và quốc tế.

V. ĐIỂM CHUẨN

+ Theo điểm thi Trung học phổ thông Quốc gia:

Năm Chỉ tiêu Tổ hợp tuyển Điểm chuẩn
2022 22.25
2021 50 " A00; A01" 20.50
2020 50 A00; A01 18.88
2019 50 A00; A01 17.55
2018 100 A00; D07 15.23

+ Theo Học bạ:
Năm Chỉ tiêu Tổ hợp tuyển Điểm chuẩn
2022 25 A00 ;A01 24.89
2021 25 "1. Toán*3 + Vật lý*2 + Hóa học2. Toán*3 + Vật lý*2 + Tiếng Anh" 19.48
2020 50 "1. Toán + Vật lý + Hóa học2. Toán + Vật lý + Tiếng Anh" 18.00