Ngành Marketing (Chuyên ngành Quản trị marketing)

I. THÔNG TIN

Mã ngành: 7340115; Mã trường: DDQ; Năm bắt đầu tuyển sinh: 2001

II. GIỚI THIỆU

Chương trình đạo tạo Quản trị Marketing ra đời từ năm 2001, với mục đích cung cấp cho các tổ chức cùng với các chuyên gia marketing, các nhà quản trị marketing người có kiến thức, phẩm chất và năng lực phù hợp với nhu cầu của các hoạt động marketing trên thị trường trong và ngoài nước. Sinh viên được trang bị kiến thức toàn diện về kinh doanh và marketing để theo đuổi các cơ hội nghề nghiệp trong các lĩnh vực và tổ chức khác nhau từ các công ty trong ngoài nước, các tổ chức chính phủ hay phi chính phủ.
Tháng 11 năm 2019, chương trình đã rất vinh dự đạt được chứng nhận chất lượng giáo dục của mạng lưới các trường Đại học Đông Nam Á viết tắt là AUN-QA, với điểm số cao nhất cả nước (5.6/7đ), đây là minh chứng rõ nét nhất về chất lượng nghiên cứu và đào tạo của tập thể Khoa Marketing. Chương trình cũng vinh dự là một trong số những chương trình được đào tạo trọng điểm của Nhà trường. Chương trình đào tạo Quản trị Marketing được thiết kế dựa trên hệ thống tín chỉ với 134 tín chỉ bao gồm: khối kiến thức đại cương, khối kiến thức khối ngành kinh doanh, khối kiến thức ngành và chuyên ngành (marketing) và thực tập tốt nghiệp; trong đó chương trình được thiết kế bao gồm các học phần bắt buộc và học phần tự chọn theo một lộ trình hợp lý và khoa học, cho phép sinh viên có thể linh động trong kế hoạch học tập để đạt được bằng cử nhân từ 3 đến 6 năm.
Chương trình đào tạo Quản trị marketing được xây dựng và phát triển vừa có tính quốc tế nhằm có thể liên thông liên kết trong đào tạo đại học và sau đại học về chuyên ngành Quản trị Marketing; vừa mang tính ứng dụng, thực tiễn phù hợp với môi trường kinh doanh tại Việt Nam. Hệ thống tài liệu giảng dạy được cập nhật hàng năm và các phương pháp giảng dạy tích cực thúc đẩy sinh viên phát triển năng lực học tập suốt đời. Với sự khởi đầu của thời đại kỹ thuật số, bản chất của Marketing đang dần thay đổi, đang hướng đến một sự kết hợp cùng nhau các xu hướng về phân tích dữ liệu, truyền thông, quan hệ khách hàng và phát triển thương hiệu trong cả môi trường truyền thống và số hóa để hiểu cách người tiêu dùng suy nghĩ, ảnh hưởng và làm thay đổi hành vi mua hàng của họ. Vì vậy, chương trình đào tạo Quản trị Marketing năm nay có sự rà soát điều chỉnh phù hợp với xu hướng mới và theo chiến lược chuyển đổi số của Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng nhằm đáp ứng thời đại 4.0, giúp sinh viên thích ứng toàn diện và nhanh chóng với môi trường làm việc sau khi tốt nghiệp.
Hiện nay, 100% đội ngũ giảng viên của khoa Marketing được đào tạo từ nhiều trường, đại học danh tiếng trên thế giới như Canada, Pháp, Anh, Hà Lan, New Zealand và Nhật Bản, trong đó có trên 50% giảng viên là có trình độ Tiến sĩ trở lên. Trải qua 20 năm qua, chương trình Quản trị marketing đã cung cấp cho xã hội hơn 2000 cử nhân ngành marketing. Lực lượng lao động này tỏa ra khắp mọi miền đất nước, đảm nhiệm các vị trí khác nhau từ chuyên viên đến cấp quản lý trong các doạnh nghiệp cũng như tiếp tục học tập và nghiên cứu trong lĩnh vực marketing. Một tín hiệu đáng mừng là sinh viên tốt nghiệp từ ngành Marketing qua các năm luôn được các doanh nghiệp, công ty ưu tiên tuyển dụng, nhận được sự tin tưởng và đánh giá cao về chuyên môn cũng như sự năng động và khả năng thích nghi với môi trường làm việc nhiều biến động, biểu hiện qua con số khảo sát của Nhà trường là hàng năm có khoảng 90% sinh viên có việc làm đúng ngành trong vòng 6 tháng sau khi tốt nghiệp.

PLO1 - Áp dụng được các kiến thức nền tảng về kinh tế, quản lý và pháp luật vào giải quyết các vấn đề thực tiễn
PLO2 - Áp dụng các lý thuyết và phương pháp nghiên cứu nhằm thấu cảm khách hàng và phát triển năng lực nghiên cứu, tự học
PLO3 - Đề xuất kế hoạch marketing chuyên nghiệp cho các doanh nghiệp trong môi trường marketing truyền thống và kỹ thuật số
PLO4 - Triển khai hiệu quả kế hoạch marketing trong các tình huống kinh doanh khác nhau
PLO5 - Thực hành tư duy sáng tạo để phát triển các giải pháp thực tế cho các thách thức nghề nghiệp và xã hội
PLO6 - Có năng lực truyền thông và hợp tác hữu hiệu nhằm phục vụ tốt cho công việc
PLO7 - Sử dụng hiệu quả ngôn ngữ tiếng Anh để làm việc trong môi trường toàn cầu
PLO8 - Sử dụng thành thạo công nghệ thông tin cho các ứng dụng marketing
PLO9 - Có đạo đức và ý thức trách nhiệm đối với công việc và cộng đồng

IV. CƠ HỘI VIỆC LÀM

Sinh viên chuyên ngành Quản trị marketing được đào tạo và chuẩn bị các kiến thức cũng như năng lực cần thiết để phát triển theo các mức độ thăng tiến nghề nghiệp trong các doanh nghiệp, tổ chức từ nhân viên marketing (marketing executive) đến các cấp quản trị trung gian (marketing manager) và quản trị marketing cấp cao (marketing director) ở cấp độ quốc gia và quốc tế - những nơi đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao và năng lực tiếng Anh tốt, bao gồm:
+ Các doanh nghiệp và tổ chức (Client): để đảm nhiệm hầu hết các công việc liên quan đến chức năng marketing trong doanh nghiệp; với các công ty nổi trội như Unilever, P&G, Coca-Cola, Nestlé… Các công việc thường rất đa dạng ở các vị trí khác nhau: từ chuyên viên marketing (chuyên trách các công việc như marketing trực tuyến, nghiên cứu thị trường, phân phối và bán hàng, chăm sóc khách hàng, truyền thông...) đến các chức danh cấp cao hơn như giám đốc marketing, giám đốc bán hàng, giám đốc phát triển kênh phân phối, giám đốc truyền thông, giám đốc thương hiệu;
+ Các công ty chuyên cung ứng dịch vụ marketing (Agency) như công ty tư vấn marketing; công ty nghiên cứu và phân tích thị trường, khách hàng (Nielsen, FTA…); công ty chuyên về quảng cáo, truyền thông (như Ogilvy & Mather, Dentsu, Cowan...);
+ Các cơ quan Nhà nước; các tổ chức phi chính phủ để phụ trách các hoạt động về marketing như: tổ chức sự kiện; nghiên cứu và phân tích thị trường; quan hệ công chúng; thiết kế và quản lý các chương trình truyền thông marketing; chiến lược marketing; quản trị sản phẩm và thương hiệu cho tổ chức.
Ngoài ra, những sinh viên theo học chuyên ngành Quản trị marketing cũng được trang bị những kiến thức cần thiết để có thể tự khởi nghiệp cũng như theo học các bậc học cao hơn về lĩnh vực marketing ở các trường trong và ngoài nước.
Với những vị trí công việc chuyên sâu trong lĩnh vực:
+ Lĩnh vực nghiên cứu thị trường (Market Research): Đảm nhận các hoạt động nghiên cứu và phân tích, dự báo xu hướng vận động của thị trường trong các doanh nghiệp chuyên về nghiên cứu thị trường và bộ phận nghiên cứu thị trường của các đơn vị như giám đốc nghiên cứu thị trường, nhà quản lý nghiên cứu thị trường, giám sát viên thị trường, nhà phân tích thị trường (market research director, market research manager, market research supervisor, market analyst) ...
+ Lĩnh vực quản trị thương hiệu và sản phẩm (Product and Brand Management): làm việc và phụ trách các hoạt động quản trị thương hiệu, nghiên cứu và thiết kế, quản trị sản phẩm mới với các vị trí như giám đốc thương hiệu, giám đốc phát triển sản phẩm, chuyên viên phát triển sản phẩm,... (brand manager, product manager, product development manager, v.v.)
+ Lĩnh vực truyền thông (Promotion): phụ trách các hoạt động tạo dựng và triển khai thực hiện, cũng như đánh giá hiệu quả các chương trình truyền thông, bao gồm quảng cáo, khuyến mại, quan hệ công chúng … với các vị trí như quản trị viên chiêu thị, chuyên viên quản trị khuyến mãi, chuyên gia quan hệ công chúng, giám đốc quảng cáo, giám đốc quan hệ công chúng, quản trị truyền thông tổ chức (advertising manager, , advertising sales director, public relations specialist, public relations director, corporate communications manager)....
+ Lĩnh vực phân phối và cung ứng sản phẩm, dịch vụ (Marketing channels): đảm nhận các công việc quản trị kênh phân phối, phụ trách các hoạt động cung ứng, phân phối và marketing tại điểm bán sao cho sản phẩm đưa đến tay người tiêu dùng một cách hiệu quả nhất, như các giám đốc phát triển kênh phân phối, trưởng phòng kinh doanh kênh horeca, giám đốc kênh marketing hiện đại (Kênh MT), quản trị viên trade marketing, ...
+ Lĩnh vực bán hàng và marketing trực tuyến (Sales & marketing online): làm việc và phụ trách các hoạt động quản trị bán hàng trực tuyến, marketing qua mạng, marketing kỹ thuật số và đảm nhiệm các vị trí như giám đốc bán hàng trực tuyến, đại diện bán hàng, nhân viên marketing online,...
+ Lĩnh vực định giá cho sản phẩm hoặc dịch vụ (Pricing): Xây dựng và điều chỉnh chính sách giá sản phẩm tại doanh nghiệp (mức giá bán, mức hay tỷ lệ chiết khấu, giá khuyến mãi…)
+ Lĩnh vực quản trị sự kiện (Event management): phụ trách các hoạt động thiết kế và quản trị các chương trình truyền thông và tổ chức sự kiện, tại các công việc như nhà hoạch định sự kiện, chuyên viên tổ chức sự kiện,…
+ Lĩnh vực dịch vụ khách hàng và chăm sóc khách hàng (Customer services): hoạt động trong các đơn vị và phụ trách các hoạt động thiết kế và cung ứng và dịch vụ khách hàng, chăm sóc khách hàng, xây dựng và quản lý mối quan hệ với khách hàng (với chức danh như nhân viên chăm sóc khách hàng, trưởng nhóm chăm sóc khách hàng, giám sát viên, trưởng bộ phận chăm sóc khách hàng...

V. ĐIỂM CHUẨN

+ Theo điểm thi Trung học phổ thông Quốc gia:

Năm Chỉ tiêu Tổ hợp tuyển Điểm chuẩn
2022 35 "1. Toán + Vật lý + Hóa học2. Toán + Vật lý + Tiếng Anh3. Ngữ văn + Toán + Tiếng Anh4. Toán + Khoa học tự nhiên + Tiếng Anh" 26.50
2021 35 A00 ; A01 ; D01 ; D90 26.75
2020 105 A00; A01; D01; D90 26.00
2019 125 A00; A01; D01; D90 22.75
2018 150 A00; A01; D01; D90 19.75

+ Theo Học bạ:
Năm Chỉ tiêu Tổ hợp tuyển Điểm chuẩn
2022 35 "1. Toán + Vật lý + Hóa học2. Toán + Vật lý + Tiếng Anh3. Ngữ văn + Toán + Tiếng Anh" 28.00
2021 35 "1. Toán + Vật lý + Hóa học2. Toán + Vật lý + Tiếng Anh3. Ngữ văn + Toán + Tiếng Anh" 27.25
2020 26.50

VI. THỐNG KÊ

Năm Số ra trường Số có việc làm
2018 1500 1500

+ Thông tin tổ hợp môn:
     - A00: Toán , Lý , Hóa
     - A00: Toán + Vật lý + Hóa học
     - A01: Toán , Lý , Anh
     - A01: Toán + Vật lý + Tiếng Anh
     - D01: Văn , Toán , Anh
     - D01: Văn + Toán + Tiếng Anh
     - D90: Toán , KHTN , Anh
     - D90: Toán + KHTN + Tiếng Anh