Ngành Trí tuệ nhân tạo (Kỹ sư)

I. THÔNG TIN

Mã ngành: 7480207; Mã trường: VKU; Năm bắt đầu tuyển sinh: 2022

II. GIỚI THIỆU

Trí tuệ nhân tạo (AI - Artificial Intelligence) đang nổi lên như một lĩnh vực khoa học, công nghệ quan trọng. Các tiến bộ của AI đã cho ra đời những sản phẩm công nghệ thông minh, chất lượng cao với khả năng tự động hóa, tư vấn, dự báo, cá nhân hóa người dùng,... nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống. AI đang là tâm điểm của giới công nghệ toàn cầu và được chính phủ nhiều quốc gia trên thế giới đầu tư phát triển.
Ngành AI tại trường Đại học Công nghệ thông tin và truyền thông Việt - Hàn nhằm đào tạo ra các kỹ sư/cử nhân có kiến thức và kỹ năng đáp ứng tốt nhu cầu lao động trong thời kỳ hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, cụ thể như: Có kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, kiến thức toàn diện, chuyên sâu và tiên tiến về lĩnh vực AI; Có khả năng nghiên cứu, giải quyết vấn đề và đưa ra những đề xuất, kết luận mang tính chuyên gia thuộc lĩnh vực AI; Có kỹ năng làm việc độc lập, làm việc nhóm và sử dụng ngoại ngữ phục vụ học tập và phát triển nghề nghiệp.
Chương trình đào tạo ngành TTNT được thiết kế mềm dẻo, giúp sinh viên theo học ngành này có thể chọn lựa một trong hai định hướng chuyên ngành sau:
- Hệ thống thông minh: bên cạnh những học phần cốt lõi như toán cho học máy, học máy, học sâu, sinh viên sẽ được học các học phần chuyên sâu như: thị giác máy tính, xử lý ngôn ngữ tự nhiên, học tăng cường, robotic,…Từ đó, sinh viên có thể xây dựng và tạo ra các sản phẩm thông minh, đánh giá và phát triển được các hệ thống thông minh.
- Phân tích dữ liệu: theo định hướng này, sinh viên sẽ được khám phá các kiến chuyên sâu liên quan đến khai phá dữ liệu, phân tích dữ liệu chuỗi thời gian, xử lý dữ liệu lớn,… Từ đó, sinh viên có thể xây dựng và đánh giá được các mô hình dự báo, phát triển được các công cụ phân tích dữ liệu.

PLO1. Có đạo đức, trách nhiệm đối với nghề nghiệp và cộng đồng;
PLO2. Có khả năng giao tiếp và làm việc theo nhóm hiệu quả;
PLO3. Có tư duy phản biện, sáng tạo, khởi nghiệp;
PLO4. Có năng lực ngoại ngữ bậc 4/6 khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam;
PLO5. Có khả năng vận dụng các kiến thức về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, khoa học máy tính và trí tuệ nhân tạo để giải quyết các vấn đề cơ bản;
PLO6. Có khả năng áp dụng kiến thức về lĩnh vực khoa học dữ liệu để giải quyết các bài toán phân tích dữ liệu, dự báo;
PLO7. Có khả năng áp dụng kiến thức về trí tuệ nhân tạo để xây dựng các sản phẩm, ứng dụng thông minh;
PLO8. Có khả năng phát triển công cụ phân tích dữ liệu và hệ thống thông minh.

IV. CƠ HỘI VIỆC LÀM

Sinh viên tốt nghiệp ngành TTNT có đủ năng lực làm việc tại các đơn vị, bộ phận chuyên về TTNT, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ứng dụng TTNT, đảm nhiệm các công việc chuyên sâu về TTNT trong các lĩnh vực:
- Phân tích, trực quan và dự báo từ các dữ liệu nhỏ, lớn;
- Xây dựng và phát triển các hệ thống, tiện ích thông minh;
- Hỗ trợ chăm sóc sức khỏe, giáo dục đào tạo;
- Sản xuất thông minh;
- Đô thị thông minh.