VỀ KIẾN THỨC
- Có kiến thức cơ bản, hệ thống và toàn diện về ngữ văn (Ngôn ngữ học, Văn học Việt Nam, Văn học nước ngoài, Lý luận văn học).
- Có kiến thức chuyên sâu ở mức độ nhất định để có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn thuộc chuyên ngành: Văn học dân gian, Văn học nước ngoài, Lý luận ngôn ngữ, Phương pháp dạy học văn, Phương pháp dạy học tiếng Việt, Văn hóa học…
- Có kiến thức cơ bản về khoa học tâm lý, giáo dục, phương pháp dạy học để có thể vận dụng vào hoạt động dạy học và giáo dục.
- Có hiểu biết về công tác tổ chức, quản lý trong ngành giáo dục, trong nhà trường.
VỀ KỸ NĂNG
- Kỹ năng tổ chức hoạt động dạy học môn Ngữ văn (phân tích chương trình, thiết kế bài giảng, tổ chức dạy học, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh).
- Kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục: giáo dục đạo đức qua môn học, chủ nhiệm lớp, công tác Đoàn, ngoại khóa.
- Kỹ năng triển khai nghiên cứu khoa học về những vấn đề thuộc thực tiễn giáo dục;.
- Kỹ năng làm việc nhóm; khả năng tự học, tự nghiên cứu; khả năng thích ứng với yêu cầu nghề nghiệp và làm việc độc lập.
- Khai thác sử dụng, tự làm các phương tiện dạy học (đơn giản) để hỗ trợ hoạt động dạy học môn Ngữ văn ở nhà trường.
- Kỹ năng giao tiếp, ứng xử sư phạm: Phân tích và đánh giá được đặc điểm tâm lý của học sinh để có thể giải quyết các tình huống sư phạm một cách hợp lý.
VỀ THÁI ĐỘ
- Có ý thức trách nhiệm công dân, thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn; có ý thức kỷ luật và tác phong mẫu mực của người giáo viên; hòa nhập, gắn bó với tập thể và cộng đồng.
- Có ý thức tham gia các hoạt động chính trị xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm phát triển nhà trường và cộng đồng, xây dựng xã hội học tập.
- Có thái độ yêu nghề, tinh thần cầu thị trong con đường nghề nghiệp.
- Tích cực rèn luyện năng lực nghề nghiệp, cập nhật thông tin về đổi mới phương pháp dạy học.
- Thường xuyên tu dưỡng đạo đức, trau dồi những phẩm chất cần thiết của người giáo viên.