-
-
Trả lời: Việc kiểm tra trình độ tiếng Anh là để xếp lớp học Tiếng Anh theo trình độ, không ảnh hưởng đến kết quả tuyển sinh. Tuy nhiên, trình độ tiếng Anh là yêu cầu bắt buộc trong quá trình học tại trường và xét điều kiện tốt nghiệp.
-
-
Trả lời: Học phí theo quy định của Chính phủ: Chương trình truyền thống học phí thấp hơn, chương trình CLC học phí gấp khoảng 2.5 lần so với chương trình tuyền thống.
Khi tham gia học CLC, sinh viên sẽ được hỗ trợ về CSVC, giảng viên được đào tạo ở nước ngoài, được tăng cường bổ trợ về Ngoại ngữ trong quá trình đào tạo.
-
-
Trả lời: Em có thể chờ nhận GK từ Sở GDĐT rồi nộp hồ sơ, vì thời gian đăng ký từ 15/4 – 15/6 mới hết hạn.
Nếu em đăng ký xét tuyển theo phương thức tuyển sinh riêng thì em tra cứu thông tin trên trang web riêng của từng CSĐT để xem hướng dẫn cụ thể trên các thông báo liên quan.
-
-
Trả lời: Sinh viên được đăng ký học chương trình thứ hai sớm nhất khi đã được xếp trình độ năm thứ hai của chương trình thứ nhất.
Tại thời điểm đăng ký, sinh viên phải đáp ứng 01 trong 02 điều kiện sau và các điều kiện khác của cơ sở đào tạo được quy định tại khoản 3 Điều 18 Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT Quy định đào tạo đại học:
- Học lực tính theo điểm trung bình tích lũy xếp loại khá trở lên và đáp ứng ngưỡng bảo đảm chất lượng của chương trình thứ hai trong năm tuyển sinh;
- Học lực tính theo điểm trung bình tích lũy xếp loại trung bình và đáp ứng điều kiện trúng tuyển của chương trình thứ hai trong năm tuyển sinh.
-
-
Trả lời: Việc nộp học phí theo tín chỉ (từ 10-30) có quy định cụ thể ở mỗi trường. Ngoài nộp học phí tín chỉ, có một số phí thêm như: bảo hiểm y tế, học tập môn GDQP, trang trải Kí túc xá ... (Tín chỉ là đơn vị dùng để đo lường khối lượng học tập. Một tín chỉ được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết, 30 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận, bằng 60 giờ thực tập tại cơ sở hoặc bằng 45 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn, đồ án hoặc khoá luận tốt nghiệp).
-
-
Trả lời: Thí sinh đã trúng tuyển không được đổi nguyện vọng, nếu Thí sinh không xác nhận nhập học thì có thể đăng ký xét tuyển phương thức khác, hoặc đợt bổ sung (nếu có) vào các ngành khác còn chỉ tiêu.
-
-
Trả lời: Năm 2021, ĐHĐN và các đơn vị thành viên đã thống nhất lựa chọn 4 phương thức tuyển sinh áp dụng cho năm nay như sau:
1) theo kết quả thi THPT, (2) theo học bạ THPT, (3) theo kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức, (4) tuyển sinh riêng theo đề án của các trường
Ngoài ra, các trường còn thực hiện xét tuyển thẳng theo quy chế tuyển sinh của Bộ GDĐT
Như vậy, xét tuyển theo kết quả kỳ thi đánh giá năng lực là một trong những hình thức được ĐHĐN áp dụng trong tuyển sinh đại học năm nay.
-
-
Trả lời: Đối với tuyển sinh các ngành trong ĐHĐN, điểm chuẩn theo ngành, một số CSĐT có chuyên ngành thì khi thí sinh nhập học sẽ xét vào chuyên ngành sau.
-
-
Trả lời: Khoa Y Dược, ĐHĐN xét tuyển theo kết quả thi THPT và xét điểm học bạ, không xét điểm thi ĐGNL. Em có thể đăng ký xét tuyển 2 phương thức với 2 tổ hợp môn (A00) Toán + Lý + Hóa và B00 (Toán + Hóa + Sinh) nhưng chỉ được chọn 1 nguyện vọng nếu trúng tuyển để nhập học.
-
-
Trả lời: : Em có thể đăng ký 1 ngành với nhiều tổ hợp môn xét tuyển (tối đa 4 tổ hợp môn xét tuyển). ĐHĐN xét chung mức điểm trúng tuyển cho cùng 1 ngành/nhóm ngành với các tổ hợp môn xét tuyển khác nhau.
Một ngành có nhiều tổ hợp xét tuyển, điểm xét tuyển giữa các tổ hợp có thể khác nhau, tùy đặc điểm riêng của từng ngành.
Ví dụ: Ngành Sư phạm tiếng Pháp xét tuyển các tổ hợp:
- Toán + Ngữ văn + Tiếng Anh*2
- Toán + Ngữ văn + Tiếng Pháp*2
- Toán + Địa lý + Tiếng Anh*2
- Ngữ văn + Địa lý + Tiếng Anh*2
Trong đó tổ hợp Toán + Ngữ văn + Tiếng Pháp *2 điểm chuẩn thấp hơn các tổ hợp khác 0.5 điểm sau khi quy về thang điểm 30.