Ngành Chương trình tiên tiến Việt-Mỹ ngành Hệ thống nhúng và IoT

Ngành Chương trình tiên tiến Việt-Mỹ ngành Hệ thống nhúng và IoT

I. THÔNG TIN

Mã ngành: 7905216; Mã trường: DDK; Năm bắt đầu tuyển sinh: 2008

II. GIỚI THIỆU

Chương trình tiên tiến (CTTT) Việt-Mỹ ngành Điện tử viễn thông được hình thành trên cơ sở đề án Quốc gia "Đào tạo theo Chương trình tiên tiến tại một số trường ĐH ở Việt Nam". Theo đó, CTTT Việt-Mỹ ngành Hệ thống nhúng và IoT được xây dựng từ CTĐT của trường Đại học bang Portland (Mỹ).
Chương trình đào tạo sẽ đào tạo người học các kiến thức liên quan đến vi điện tử, thiết kế chip (IC design), điều khiển robot, e-Health, Internet vạn vật, hệ thống nhúng, lập trình nhúng,..Ngoài ra, chương trình đào tạo còn được thiết kế để giúp người học hình thành và phát triển các kỹ năng quan trọng như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp.
Chương trình được đào tạo hoàn toàn bằng tiếng Anh và hướng đến đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đẳng cấp quốc tế. Sinh viên tốt nghiệp chương trình tiên tiến Việt-Mỹ ngành Hệ thống nhúng và IoT sẽ được các tập đoàn công nghệ hàng đầu trong nước và quốc tế tiếp nhận.

Người học tốt nghiệp chương trình đào tạo trình độ đại học Chương trình tiên tiến Việt-Mỹ ngành Hệ thống nhúng, Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra bậc 6 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam:
1. Có khả năng nhận dạng, phát biểu và giải quyết các vấn đề kỹ thuật phức tạp trong lĩnh vực Hệ thống nhúng bằng cách áp dụng các các nguyên lý kỹ thuật, khoa học cơ bản và toán học.
2. Có khả năng áp dụng thiết kế kỹ thuật để tạo ra các giải pháp đáp ứng các yêu cầu cụ thể có xem xét đến các yếu tố sức khỏe cộng đồng, an toàn, phúc lợi cũng như các yếu tố liên quan đến toàn cầu, văn hoá, xã hội, môi trường và kinh tế.
3. Có khả năng giao tiếp một cách hiệu quả trong các tình huống khác nhau.
4. Có khả năng nhận thức trách nhiệm nghề nghiệp và đạo đức trong các tình huống kỹ thuật và trong việc đưa ra những đánh giá sáng suốt, có xem xét tác động của các giải pháp kỹ thuật trong bối cảnh toàn cầu, kinh tế, môi trường và xã hội
5. Có khả năng hoạt động hiệu quả trong nhóm mà các thành viên cùng lãnh đạo, tạo ra môi trường hợp tác và toàn diện, thiết lập mục tiêu, lập kế hoạch nhiệm vụ và đáp ứng các mục tiêu.
6. Có khả năng thiết kế và tiến hành các thí nghiệm phù hợp, phân tích và suy luận dữ liệu, đưa ra kết luận dựa trên đánh giá kỹ thuật.
7. Có khả năng tự tích luỹ và áp dụng kiến thức mới khi cần thiết, sử dụng các chiến lược học tập phù hợp.
8. Có khả năng thể hiện duy phản biện, sáng tạo, tổ chức, quản lý hoạt động chuyên môn; có kỹ năng khởi nghiệp.
9. Có trình độ tiếng Anh IELTS 5.5 hoặc tương đương; có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTT.
Người học tốt nghiệp chương trình đào tạo chuyên sâu đặc thù tích hợp Cử nhân - Kỹ sư Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng Chương trình tiên tiến Việt-Mỹ ngành Hệ thống nhúng đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra bậc 7 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam:
1. Có kiến thức và hiểu biết chuyên sâu về toán học, khoa học và các nguyên lý kỹ thuật để xác định, trình bày và giải quyết các vấn đề mới, phức tạp trong lĩnh vực Hệ thống nhúng và các lĩnh vực liên quan khác.
2. Có khả năng áp dụng thiết kế kỹ thuật phù hợp nhất hoặc sử dụng sự sáng tạo của cá nhân để đưa ra các giải pháp đáp ứng với các yêu cầu thực tiễn về sức khoẻ cộng đồng, an ninh, phúc lợi cũng như các yếu tố liên quan đến toàn cầu, văn hoá, xã hội, môi trường và kinh tế.
3. Có khả năng truyền đạt kiến thức bằng nhiều phương pháp khác nhau, khả năng giao tiếp rõ ràng với người nghe trong chuyên ngành và không thuộc chuyên ngành.
4. Có khả năng nhận thức trách nhiệm đạo đức và nghề nghiệp trong các tình huống kỹ thuật và trong việc đưa ra những đánh giá sáng suốt, cải tiến và ý tưởng sáng tạo có xem xét tác động của các giải pháp kỹ thuật trong bối cảnh toàn cầu, kinh tế, môi trường và xã hội.
5. Có khả năng hoạt động hiệu quả trong bối cảnh quốc gia và quốc tế, thiết lập mục tiêu, lập kế hoạch nhiệm vụ và đáp ứng các mục tiêu, với vai trò là thành viên nhóm hoặc lãnh đạo trong nhóm, tạo ra môi trường hợp tác toàn diện có thể đa dạng về lĩnh vực, cấp độ và phương thức giao tiếp.
6. Có khả năng thu thập thông tin, tiến hành thử nghiệm nâng cao, phân tích và giải thích dữ liệu, tạo ra được sự mô phỏng và sử dụng phán đoán kỹ thuật để có được khảo sát chi tiết và nghiên cứu các vấn đề kỹ thuật phức tạp hoặc đưa ra kết luận.
7. Có khả năng tự tích luỹ và áp dụng kiến thức mới khi cần thiết, sử dụng các chiến lược học tập phù hợp.
8. Có khả năng thể hiện tư duy phản biện, đổi mới sáng tạo, tổ chức, quản lý, quản trị hoạt động nghề nghiệp tiên tiến; có kỹ năng khởi nghiệp.
9. Có trình độ tiếng Anh IELTS 6.0 hoặc tương đương; có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTT.

IV. CƠ HỘI VIỆC LÀM

Người học tốt nghiệp trình độ đại học (Cử nhân) Chương trình tiên tiến Việt-Mỹ ngành Hệ thống nhúng phù hợp với các vị trí công việc:
 Thiết kế, khai thác, vận hành, bảo dưỡng các thiết bị, hệ thống liên quan đến lĩnh vực Điện - Điện tử, Hệ thống nhúng, Tự động hóa, Khoa học máy tính tại các doanh nghiệp, tập đoàn, các đơn vị sản xuất trong và ngoài nước.
 Làm giảng viên giảng dạy các môn học thuộc các ngành Điện - Điện tử, Hệ thống nhúng, Tự động hóa, Khoa học máy tính ở các trường Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và các trường trung học phổ thông.
 Nghiên cứu và phát triển công nghệ thuộc các lĩnh vực liên quan đến Điện - Điện tử, Hệ thống nhúng, Tự động hóa, Khoa học máy tính ở các Viện nghiên cứu, các trường đại học, các trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) của các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn trong nước và quốc tế.
Người học tốt nghiệp chương trình đào tạo chuyên sâu đặc thù tích hợp Cử nhân- Kỹ sư Chương trình tiên tiến Việt-Mỹ ngành Hệ thống nhúng phù hợp với các vị trí công việc:
 Quản lý, tư vấn kỹ thuật, thiết kế, khai thác, vận hành, bảo dưỡng các thiết bị, hệ thống liên quan đến lĩnh vực Điện - Điện tử, Hệ thống nhúng, Tự động hóa, Khoa học máy tính tại các doanh nghiệp, tập đoàn, các đơn vị sản xuất trong và ngoài nước.
 Làm giảng viên giảng dạy các môn học thuộc các ngành Điện - Điện tử, Hệ thống nhúng, Tự động hóa, Khoa học máy tính ở các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và các trường trung học phổ thông.
 Nghiên cứu và phát triển công nghệ thuộc các lĩnh vực liên quan đến Điện - Điện tử, Hệ thống nhúng, Tự động hóa, Khoa học máy tính ở các viện nghiên cứu, các trường đại học, các trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) của các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn trong nước và quốc tế.

V. CHỈ TIÊU, ĐIỂM CHUẨN

+ Theo điểm thi Trung học phổ thông Quốc gia:

Năm Chỉ tiêu Tổ hợp tuyển Điểm chuẩn Điều kiện
2021 20 " A01; D07" 19.28 N1 >= 6.2;TO >= 6.8;TTNV <= 2
2020 25 A01; D07 18.26 N1 >= 5.6; TO >= 7.4; TTNV <= 3
2019 25 A01; D07 15.34 N1 >= 4;TO >= 6.2;TTNV <= 1
2018 50 A01; D07 15.04 N1 >= 5.2;TO >= 6.4;TTNV <= 2

+ Theo Học bạ:
Năm Chỉ tiêu Tổ hợp tuyển Điểm chuẩn
2022 15 A01 ;D07 24.08
2021 14 "1. Tiếng Anh*2 + Toán + Vật lý2. Tiếng Anh*2 + Toán + Hóa học" 21.05
2020 25 "1. Tiếng Anh + Toán + Vật lý2. Tiếng Anh + Toán + Hóa học" 18.00

+ Thông tin tổ hợp môn:
     - A01: Toán + Vật lý + Tiếng Anh
     - D07: Toán + Hóa học + Tiếng Anh