Ngành Kinh tế - Chuyên ngành Kinh tế quốc tế

I. THÔNG TIN

Mã ngành: 7310101; Mã trường: DDQ; Năm bắt đầu tuyển sinh: 0

II. GIỚI THIỆU

Chuyên ngành Kinh tế quốc tế (ngành Kinh tế) đào tạo cử nhân có năng lực về chuyên môn nhằm thực hiện việc đánh giá, phân tích, tư vấn, hoạch định và tổ chức thực thi các chính sách; giải quyết các vấn đề liên quan đến kinh tế của các tổ chức kinh tế xã hội trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế; có phẩm chất tốt, có đạo đức nghề nghiệp; có kỹ năng tin học, ngoại ngữ, giao tiếp nhằm thích nghi với sự thay đổi nhanh chóng của môi trường quản lý và kinh doanh.
Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã từ lâu đã trở thành xu hướng kéo theo sự phát triển mạnh mẽ, sâu rộng của hầu hết các nước trên thế giới. Không đứng ngoài dòng chảy chung của thế giới, Việt Nam đã và đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới và khu vực. Để đẩy mạnh khai thác được các thế mạnh và mang lại lợi ích quốc gia khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế cấp thiết phải có đội ngũ lao động trẻ có thể am hiểu các vấn đề của Kinh tế quốc tế, có thể phân tích được tất cả sự vận động của các lĩnh vực trong dòng chảy kinh tế của thế giới, có các kỹ năng giao dịch và đàm phán quốc tế… để thích nghi và làm việc độc lập, sáng tạo trong môi trường đa văn hóa, toàn cầu hóa.

PLO1 - Áp dụng được các kiến thức nền tảng về kinh doanh, quản lý và pháp luật
PLO2 - Áp dụng được các kiến thức nền tảng về kinh tế thị trường trong môi trường toàn cầu hóa để giải quyết các vấn đề thực tiễn
PLO3 - Áp dụng được các phương pháp và công cụ quản lý nhà nước về kinh tế
PLO4 - Phân tích, đánh giá được thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội, các chính sách và các vấn đề liên quan đến kinh tế quốc tế
PLO5 - Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch và chính sách kinh tế quốc tế
PLO6 - Có năng lực thuyết trình, giao tiếp và làm việc nhóm
PLO7 - Có năng lực sử dụng ngoại ngữ trong công việc
PLO8 - Có năng lực sử dụng các phần mềm công nghệ thông tin chuyên dụng phục vụ cho công việc
PLO9 - Tuân thủ các chuẩn mực xã hội, đạo đức nghề nghiệp và thực thi trách nhiệm xã hội

IV. CƠ HỘI VIỆC LÀM

Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tế quốc tế có thể đảm nhiệm công việc liên quan đến lĩnh vực kinh tế và hợp tác quốc tế tại các đơn vị:
- Các cơ quan quản lý nhà nước, ban ngành các cấp từ trung ương đến địa phương (Bộ công thương, Bộ Ngoại giao, Bộ Kế hoạch & Đầu tư; Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế, Sở Kế hoạch & Đầu tư, Sở Công thương, Cục xúc tiến thương mại …). Các cơ quan đại diện thương mại, đầu tư, tài chính của Việt Nam ở nước ngoài.
- Các tổ chức quốc tế (ILO, UNCTAD, ADB, IMF, World Bank, NGOs…), tổ chức xã hội, phi lợi nhuận liên quan đến công việc hoạch định chiến lược, chính sách, quy hoạch và quản lý hoạt động kinh tế quốc tế;
- Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế của Việt Nam có quan hệ kinh tế với nước ngoài, các công ty liên doanh, văn phòng đại diện của nước ngoài và các công ty nước ngoài tại Việt Nam;
- Tham gia giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng và các cơ sở nghiên cứu. Có thể tham gia học tập ở bậc học cao hơn, tích lũy kinh nghiệm để trở thành chuyên gia hoặc nhà quản lý trong lĩnh vực kinh tế quốc tế.

V. ĐIỂM CHUẨN

+ Theo điểm thi Trung học phổ thông Quốc gia:

Năm Chỉ tiêu Tổ hợp tuyển Điểm chuẩn
2022 45 "1. Toán + Vật lý + Hóa học2. Toán + Vật lý + Tiếng Anh3. Ngữ văn + Toán + Tiếng Anh4. Toán + Khoa học tự nhiên + Tiếng Anh" 24.50
2021 45 A00 ; A01 ; D01 ; D90 25.00
2020 135 A00; A01; D01; D90 24.25
2019 160 A00; A01; D01; D90 20.75
2018 200 A00; A01; D01; D90 18.50

+ Theo Học bạ:
Năm Chỉ tiêu Tổ hợp tuyển Điểm chuẩn
2022 45 "1. Toán + Vật lí + Hóa học2. Toán + Vật lí + Tiếng Anh3. Ngữ văn + Toán + Tiếng Anh" 26.50
2021 45 "1. Toán + Vật lí + Hóa học2. Toán + Vật lí + Tiếng Anh3. Ngữ văn + Toán + Tiếng Anh" 25.00
2020 21.50