Kiểm định và đảm bảo chất lượng

Đại học Đà Nẵng liên tục cải tiến quy trình đảm bảo chất lượng chương trình đào tạo đạt chuẩn quốc tế

Ngày đăng: Thứ sáu, ngày 15 tháng 2 năm 2019, lần xem: 512

“Trong nhiều thập kỷ qua, trong một thế giới với mức độ toàn cầu hóa ngày càng cao, giáo dục đã trở thành động lực, là nơi tạo ra nguồn nhân lực có trình độ cao, như một tài nguyên quý, đóng một vai trò rất quan trọng để xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội cho mỗi quốc gia, khu vực và toàn cầu một cách bền vững.

 

Với cam kết hỗ trợ hội nhập, Mạng lưới đảm bảo chất lượng (QA) các trường Đại học khu vực ASEAN (Asean University Network - AUN-) đã đặt ra yêu cầu đánh giá chất lượng để hướng đến cải thiện liên tục quy trình đảm bảo chất lượng, giúp chúng ta có được một khung đảm bảo chất lượng đào tạo tốt hơn” - PGS.TS Nantana Gajaseni, Chủ tịch Hội đồng đảm bảo chất lượng AUN-QA chia sẻ.
 

Đoàn Kiểm định viên AUN tiếp xúc thực tế với giảng viên và sinh viên xưởng thực hành Khoa Kiến trúc.
 -Ảnh trong bài: T.N - Xuân Tươi.

 

Trong 2 ngày 9 và 10/10, đã diễn ra hoạt động đánh giá chất lượng theo chuẩn của AUN-QA dành cho 4 chương trình thuộc ngành Kiến trúc, Kinh tế xây dựng, Kỹ thuật Công trình Xây dựng (Trường Đại học Bách khoa) và Vật Lý (Trường Đại học Sư phạm, 2 trường thành viên Đại học Đà Nẵng).

Tham gia Đoàn công tác AUN lần này, có các chuyên gia là Kiểm định viên mạng lưới AUN đến từ Singapore, Thailand, Malaysia, Indonesia và Philipines.

Đoàn công tác AUN còn làm việc đến buổi sáng ngày 11/10 và sẽ bỏ phiếu đánh giá độc lập. Kết quả các đánh giá 4 chương trình thuộc ngành Kiến trúc, Kinh tế xây dựng, Kỹ thuật Công trình Xây dựng (Trường Đại học Bách khoa) và Vật Lý (Trường Đại học Sư phạm) sẽ được công bố trong vòng 2 đến 3 tháng sau.

 

Website Trường Đại học Sư phạm giới thiệu về đợt đánh giá ngoài của AUN đối với chương trình đào tạo Vật lý của Trường. 

 

Được biết, Đại học Đà Nẵng chính thức tham gia mạng lưới QA-AUN với tư cách là thành viên liên kết (associate member), kể từ tháng 8 năm 2014.

Các bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng của AUN-QA là công cụ rất tốt giúp Đại học Đà Nẵng, các trường Đại học thành viên không ngừng rà soát, cải tiến, nâng cao chất lượng các chương trình.

Lần đầu tiên vào năm 2016, Đại học Đà Nẵng có 2 chương trình đào tạo (của trường Đại học Bách khoa) được AUN-QA đánh giá ngoài thành công và mới đây, ngày 8/10/2018, đã có thêm 4 chương trình đào tạo (cũng của trường Đại học Bách khoa) qua đánh giá được công nhận đạt chất lượng theo chuẩn AUN.

* Nội dung liên quan:
4 chương trình đào tạo Trường Đại học Bách khoa- Đại học Đà Nẵng đạt tiêu chuẩn chất lượng của AUN
 

PGS.TS Nantana Gajaseni

"Theo đúng cam kết của mình, AUN đã và đang hỗ trợ các nền giáo dục hội nhập ASEAN, thông qua các đánh giá và sau đó là cung cấp một khung đảm bảo chất lượng tốt hơn.

Chúng tôi luôn tiếp tục khuyến cáo bên liên quan hãy nỗ lực xem xét, cải thiện nội dung chương trình đào tạo của mình. Tất cả đều hướng đến một mục tiêu và mục tiêu đó được đảm bảo rằng “chúng ta đã liên tục đổi mới và sau mỗi lần đánh giá chất lượng, chúng ta đã đạt được chất lượng ở mức cao hơn”.

 

Lần này (đợt ngày 9 và 10/10/2018), Đoàn kiểm định viên AUN-QA tiếp tục đánh giá ngoài thêm 3 chương trình đào tạo của Trường Đại học Bách khoa và 1 chương trình đào tạo (cũng là chương trình đầu tiên đánh giá theo QA-AUN) của trường Đại học Sư phạm.


Theo PGS.TS Nantana Gajaseni, cho đến nay, có thể khẳng định rằng AUN-QA đã là một thực thể đảm bảo chất lượng giáo dục, đào tạo theo một quy chế  hoàn chỉnh ở cấp cộng đồng (ASEAN). Hệ thống này đã và đang đóng góp cho yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực tại các cơ sở giáo dục đại học khu vực ASEAN.


“Như các bạn có thể thấy, quy trình AUN-QA là nhấn mạnh vào tiếp tục cải thiện chất lượng. AUN-QA phát triển mạnh đảm bảo chất lượng tốt hơn và chúng tôi làm như vậy bằng cách tiếp tục xem xét, đánh giá chất lượng các chương trình đào tạo ở nhiều quốc gia trong cộng đồng chúng ta.

 

Khi giáo dục đại học là một động lực chính, giúp các nền kinh tế và thúc đẩy phát triển xã hội, và khi vai trò của giáo dục và đào tạo ngày càng tăng tầm quan trọng đối với cá nhân người học, đối với Chính phủ và cả xã hội, thì nhu cầu tăng cường về chất lượng trong các cơ sở giáo dục đại học cũng rất lớn" - PGS.TS Nantana Gajaseni nhấn mạnh.
 


Đoàn Kiểm định viên AUN đã dành thời gian thăm và tìm hiểu về mô hình "Trung tâm 1 cửa phục vụ sinh viên" tại ĐH Bách khoa Đà Nẵng.


T.Ngọc - ICTDanang