Ngành Răng - Hàm - Mặt

Ngành Răng - Hàm - Mặt

I. THÔNG TIN

Mã ngành: 7720501; Mã trường: DDY; Năm bắt đầu tuyển sinh: 2017

II. GIỚI THIỆU

Đào tạo 6 năm. Đào tạo Bác sỹ Răng Hàm Mặt (RHM) có y đức; có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cơ bản về y học và nha khoa, để xác định, đề xuất và tham gia giải quyết các vấn đề trong dự phòng, chẩn đoán và điều trị các bệnh răng hàm mặt cho cá nhân và cộng đồng; có khả năng nghiên cứu khoa học và tự học nâng cao trình độ, đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ răng miệng cho nhân dân.

1. Về kiến thức
1.1. Kiến thức chung
- Vận dụng được các kiến thức về tư tưởng, đạo đức cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh trong chăm sóc sức khỏe nhân dân;
- Áp dụng được kiến thức công nghệ thông tin trong phục vụ người bệnh và nghiên cứu khoa học;
- Vận dụng được kiến thức về ngoại ngữ trong giao tiếp và công việc chuyên môn;
- Có khả năng tự rèn luyện và hướng dẫn cộng đồng rèn luyện nâng cao sức khỏe, có hiểu biết về các vấn đề quốc phòng - an ninh và có ý thức sẵn sàng bảo vệ tổ quốc, bảo vệ an ninh quốc gia.
- Có khả năng sử dụng Tiếng Anh cơ bản với các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết tương đương bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dung cho Việt Nam.
1.2. Kiến thức theo lĩnh vực
Có kiến thức cơ bản về các khoa học tự nhiên như: toán học, xác suất thống kê, vật lý học, hóa học, sinh học, môi trường…, đáp ứng yêu cầu phát triển nghề nghiệp và khả năng sáng tạo.
1.3. Kiến thức theo khối ngành
- Có kiến thức cốt lõi về khoa học sức khỏe và các mối tương quan giữa sức khỏe với các yếu tố môi trường tự nhiên, xã hội;
- Có kiến thức cơ bản về khoa học sinh, y, dược và sự tác động đến sức khỏe, bệnh tật con người.
- Có các kiến thức về khoa học công nghệ y dược hiện đại để tiếp cận ứng dụng và tham gia sáng tạo trong lĩnh vực khoa học sức khỏe.
1.4. Kiến thức theo nhóm ngành
- Có kiến thức tổng quát về giải phẫu đại thể, vi thể của cơ thể con người;
- Có hiểu biết sâu sắc về cấu trúc và chức năng hoạt động của các cơ quan, bộ phận trong cơ thể con người ở trạng thái bình thường và bệnh lý;
- Đánh giá được sự thay đổi các trạng thái cơ thể trong những điều kiện bình thường và bệnh lý;
- Vận dụng được kiến thức cơ sở để ứng dụng trong chẩn đoán, điều trị và chăm sóc sức khỏe người bệnh.
1.5. Kiến thức ngành :
- Có kiến thức khoa học cơ bản, y học cơ sở làm nền tảng cho y học lâm sàng chung và ngành Răng Hàm Mặt;
- Có kiến thức sâu sắc về trạng thái bình thường, bệnh sinh, bệnh căn, chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh Răng Hàm Mặt;
- Có phương pháp luận khoa học trong công tác phòng bệnh, chữa bệnh và nghiên cứu khoa học Răng Hàm Mặt;
- Ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào thực hành Răng Hàm Mặt.
- Nắm vững luật pháp, chính sách của Nhà nước bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân, gắn với sức khỏe răng miệng.
Năng lực tự chủ và trách nhiệm
Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ đã được đào tạo; có sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao; có khả năng tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau; tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; có khả năng đưa ra được kết luận về các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ thông thường và một số vấn đề phức tạp về mặt kĩ thuật; có năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể; có năng lực đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn ở quy môn trung bình.
2. Về kĩ năng
2.1 Kĩ năng chuyên môn
2.1.1. Các kĩ năng nghề nghiệp
- Có kĩ năng hoàn thành công việc phức tạp đòi hỏi vận dụng kiến thức lý thuyết và thực tiễn của ngành được đào tạo trong những bối cảnh khác nhau; có kĩ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin, tổng hợp ý kiến tập thể và sử dụng những thành tựu mới về khoa học công nghệ để giải quyết những vấn đề thực tế hay trừu tượng trọng lĩnh vực được đào tạo; có năng lực dẫn dắt chuyên môn để xử lý những vấn đề quy mô địa phương và vùng miền.
- Phát hiện được các triệu chứng bệnh lý và các vấn đề sức khỏe;
- Chỉ định và phân tích được kết quả các xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán bệnh lý vùng đầu mặt.
- Chẩn đoán và xử trí các bất thường và bệnh lý răng miệng và hàm mặt: sâu răng, nha chu, rối loạn chức năng hệ thống nhai…
- Chẩn đoán và xử trí ban đầu, một số bệnh răng hàm mặt, lệch lạc răng, mất răng, ung thư răng, dị tật bẩm sinh, viêm nhiễm, chấn thương hàm mặt...
- Xử trí được các trường hợp cấp cứu răng hàm mặt như chảy máu sau nhổ răng, viêm tuỷ răng, gãy xương hàm, viêm nhiễm vùng miệng-hàm mặt....
- Sử dụng kết hợp được một số biện pháp y học cổ truyền trong phòng bệnh và chữa bệnh răng hàm mặt;
- Thực hiện được công tác tư vấn, giáo dục sức khoẻ; phối hợp tổ chức việc bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ răng miệng cho cá nhân và cộng đồng; bảo vệ, vệ sinh môi trường và đề xuất những biện pháp xử lý thích hợp;
- Xử trí được một số bệnh và tình trạng cấp cứu thường gặp trong RHM.
- Thực hành được các chuyên ngành: nha khoa bệnh lý- phẫu thuật, điều trị và dự phòng bệnh răng miệng, nha khoa phục hồi và thẩm mỹ.
2.1.2. Khả năng lập luận tư duy và giải quyết vấn đề
- Xây dựng được giả thuyết về sức khỏe và bệnh tật;
- Đánh giá, phân tích được vấn đề sức khỏe răng miệng.
- Đề xuất giải pháp và giải quyết được các vấn đề sức khỏe răng miệng.
2.1.3. Khả năng nghiên cứu và khám phá kiến thức
- Có khả năng hình thành giả thuyết nghiên cứu;
- Có kỹ năng thu thập thông tin;
- Thực hiện được đề tài nghiên cứu khoa học dưới sự hướng dẫn của chuyên gia;
- Có kỹ năng ứng dụng kết quả nghiên cứu trong thực tế.
2.1.4. Khả năng tư duy theo hệ thống
- Phân tích được mối liên quan sức khỏe với các yếu tố môi trường, văn hóa, kinh tế-xã hội;
- Xác định được vấn đề sức khỏe ưu tiên;
- Phân tích sự lựa chọn giữa các vấn đề và tìm ra cách giải quyết;
- Có tư duy phân tích đa chiều các vấn đề sức khỏe, bệnh tật.
2.1.5. Bối cảnh xã hội và ngoại cảnh
- Thể hiện được vai trò và trách nhiệm của bác sĩ răng hàm mặt đối với xã hội;
- Đáp ứng chuẩn mực của xã hội về ngành y và bác sĩ răng hàm mặt;
- Đánh giá sự phát triển và các vấn đề sức khỏe toàn cầu đến nghề nghiệp.
2.1.6. Bối cảnh tổ chức
- Phân tích được đặc điểm, tình hình của đơn vị;
- Xây dựng được kế hoạch và phát triển đơn vị;
- Tạo được mối liên hệ với các đối tác chủ yếu.
2.1.7. Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn
- Áp dụng và thực hiện được các kỹ thuật, thủ thuật trong lâm sàng;
- Sử dụng thành thạo các thiết bị trong đơn vị;
- Phát hiện được những vấn đề mới trong chuyên môn.
2.1.8. Năng lực sáng tạo, phát triển và dẫn dắt sự thay đổi trong nghề nghiệp
- Cải tiến các kỹ thuật chăm sóc, điều trị;
- Cập nhật được các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công việc;
- Có năng lực làm việc ở các vị trí khác nhau trong đơn vị.
2.2. Kĩ năng bổ trợ
2.2.1. Các kĩ năng cá nhân
- Sắp xếp kế hoạch công việc khoa học và hợp lý;
- Thích ứng nhanh với sự thay đổi môi trường sống và làm việc;
- Học và tự học, tự nghiên cứu suốt đời;
- Phân tích được phẩm chất của đồng nghiệp để trao đổi, học hỏi.
2.2.2. Làm việc theo nhóm
- Xây dựng nhóm làm việc hiệu quả;
- Điều hành, lãnh đạo nhóm;
- Liên kết được các nhóm.
2.2.3. Quản lí và lãnh đạo
- Tổ chức, phân công công việc trong đơn vị;
- Đánh giá hoạt động của cá nhân và tập thể;
- Liên kết được với các đối tác chủ yếu.
2.2.4. Kĩ năng giao tiếp
- Sắp xếp được ý tưởng, nội dung giao tiếp;
- Giao tiếp được bằng văn bản, qua thư điện tử/các phương tiện truyền thông;
- Khả năng thuyết trình lưu loát;
- Có kĩ năng giao tiếp giữa các cá nhân: tư vấn, giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân, trao đổi và chia sẻ với đồng nghiệp...
2.2.5. Trình độ ngoại ngữ
Trình độ ngoại ngữ: Bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Có kĩ năng ngoại ngữ chuyên ngành ở mức có thể hiểu được các ý chính của một báo cáo hay bài phát biểu về các chủ đề quen thuộc trong công việc liên quan đến ngành được đào tạo; có thể sử dụng ngoại ngữ để diễn đạt, xử lý một số tình huống chuyên môn thông thường; có thể viết được báo cáo với nội dung đơn giản, trình bày ý kiến liên quan đến công việc chuyên môn.
2.2.6. Trình độ Tin học
Trình độ tin học ứng dụng: Chứng chỉ ứng dụng CNTT Cơ bản theo chuẩn Quốc gia
- Sử dụng thành thạo các phần mền tin học văn phòng cơ bản;
- Ứng dụng công nghệ thông tin, cập nhật kiến thức trong lĩnh vực nghề nghiệp;

IV. CƠ HỘI VIỆC LÀM

- Sau khi tốt nghiệp, bác sĩ RHM có thể làm việc tại các bệnh viện, các cơ sở y tế Nhà nước và tư nhân, các cơ sở đào tạo y dược, các Viện nghiên cứu và các cơ quan Quản lý ngành khoa học sức khỏe, các tổ chức nhà nước và tổ chức phi chính phủ.
- Các cơ sở điều trị: bác sĩ trực tiếp tham gia điều trị và quản lý tại các bệnh viện công lập và tư nhân.
- Các cơ sở đào tạo: giảng viên các trường đại học, cao đẳng và trung học y tế, cán bộ quản lý đào tạo.
- Các viện nghiên cứu: chuyên viên trong các viện nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học sức khỏe, y dược, y sinh, công nghệ y dược…
- Các cơ quan quản lý: chuyên viên các cơ quan quản lý y tế. Chuyên viên trong các tổ chức nhà nước và tổ chức phi chính phủ

V. CHỈ TIÊU, ĐIỂM CHUẨN

+ Theo điểm thi Trung học phổ thông Quốc gia:

Năm Chỉ tiêu Tổ hợp tuyển Điểm chuẩn Điều kiện
2022 40 "1. Toán + Hóa học + Sinh học2. Toán + Sinh học + Tiếng Anh" 25.70 TO >= 8.2;SI >= 8;TTNV <= 2
2021 40 "1. Toán + Hóa học + Sinh học2. Toán + Sinh học + Tiếng Anh" 26.55 TO >= 8.8;SI >= 9;TTNV <= 2
2020 40 B00 26.45 TO >= 9.2; SI >= 8.5; HO >= 8.75; TTNV <= 3
2019 40 B00 23.65 TO >= 7.4;SI >= 7.5;HO >= 8;TTNV <= 4

+ Thông tin tổ hợp môn:
     - B00: Toán + Hóa học + Sinh học