Ngành Ngôn ngữ Anh (Chuyên ngành Tiếng Anh)

Ngành Ngôn ngữ Anh (Chuyên ngành Tiếng Anh)

I. THÔNG TIN

Mã ngành: 7220201; Mã trường: DDF; Năm bắt đầu tuyển sinh: 0

II. GIỚI THIỆU

Chương trình cử nhân ngành Ngôn ngữ Anh (chuyên ngành tiếng Anh) đào tạo trình độ cử nhân có đủ kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong nghề nghiệp và sức khoẻ tốt để có thể làm việc hiệu quả trong các lĩnh vực chuyên môn có sử dụng tiếng Anh, đáp ứng được yêu cầu của xã hội và của nền kinh tế trong quá trình hội nhập quốc tế

Đạt chuẩn đầu ra bậc 5 Khung năng lực Ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam hoặc tương đương cấp độ C1 Khung Năng lực Châu Âu đối với ngoại ngữ Anh.
Đạt chuẩn đầu ra bậc 2 Khung Năng lực Ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam hoặc tương đương A2 Khung Năng lực Châu Âu đối với ngoại ngữ khác theo yêu cầu ngoại ngữ 2.
Nắm bắt được các nguyên tắc sử dụng công nghệ trong công việc chuyên môn và học tập ngoại ngữ.
Khám phá, khai thác và thực hành sử dụng các công nghệ hữu ích phục vụ việc sử dụng và nghiên cứu, tác nghiệp bằng ngoại ngữ.
Thiết kế và tạo ra các nguồn tài nguyên (resources) và tài liệu cho công việc học tập, nghiên cứu, tác nghiệp bằng ngoại ngữ có hiệu quả.
Chuẩn đầu ra của CTĐT
1. Kiến thức
1.1. Kiến thức chung
Chương trình đào tạo nhằm giúp người học
1) Hiểu biết nguyên lý cơ bản của triết học Mác-Lênin, đường lối chính trị của Đảng cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh;
2) Nắm vững kiến thức cơ bản về các lĩnh vực khoa học liên môn, bổ trợ, nền tảng phù hợp với ngành được đào tạo;
3) Vận dụng được các kiến thức đã học vào lý giải các hiện tượng xã hội, ngôn ngữ, văn hóa và thực tiễn công việc một cách khoa học;
4) Thực hiện được các tình huống giao tiếp ngoại ngữ 2 trong thực tế giao tiếp. Đạt chuẩn ngoại ngữ 2 bậc 2 theo khung năng lực năng lực tham chiếu Châu Âu và theo khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam;
5) Sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng văn phòng và kỹ năng cơ bản về công nghệ thông tin phục vụ cho công việc thực tế;
6) Tiến hành được các công việc nghiên cứu khoa học về các vấn đề cơ bản và ứng dụng thuộc lĩnh vực chuyên ngành được đào tạo.
1.2 Kiến thức chuyên ngành
1.2.1. Kiến thức ngôn ngữ
Chương trình đào tạo nhằm giúp người học
1)Tích lũy được kiến thức nền tảng về ngành Ngôn ngữ Anh (ngữ âm, hình thái, ngữ pháp, cú pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng, văn hóa, văn học) để phục vụ công tác thực tiễn cũng như để học các chương trình sau đại học ở trong và ngoài nước.
2) Vận dụng được kiến thức nền tảng về ngành Ngôn ngữ Anh (ngữ âm, hình thái, ngữ pháp, cú pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng, văn hóa, văn học) để lý giải, phân tích các hiện tượng ngôn ngữ.
3) Vận dụng được kiến thức nền tảng về ngành Ngôn ngữ Anh (ngữ âm, hình thái, ngữ pháp, cú pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng, văn hóa, văn học) vào kỹ năng giao tiếp ngôn ngữ một cách thuần thục ở cấp độ 5 theo khung năng lực Ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam hoặc tương đương C1 theo khung CEFR.
1.2.2. Kiến thức văn hóa xã hội
Chương trình đào tạo nhằm giúp người học
1) Tích lũy được kiến thức cơ bản về các vấn đề văn hóa xã hội (địa lý, văn hóa, lịch sử, văn học, nghệ thuật, chính trị, kinh tế, pháp luật, giáo dục, y tế, ...) của Vương quốc Anh và Hoa Kỳ, các nước trong khu vực Đông Nam Á.
2) Phân tích đối chiếu được kiến thức cơ bản về các vấn đề văn hóa xã hội (địa lý, văn hóa, lịch sử, văn học, nghệ thuật, chính trị, kinh tế, pháp luật, giáo dục, y tế, ...) của Vương quốc Anh và Hoa Kỳ, các nước Đông Nam Á với Việt Nam
1.2.3. Kiến thức chuyên ngành
1) Tích lũy được kiến thức về các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến chuyên ngành tiếng Anh với tư cách là một ngoại ngữ và công cụ biên phiên dịch;
2) Phân tích, tổng hợp được các kiến thức ngôn ngữ tiếng Anh với tư cách là một ngoại ngữ và công cụ biên phiên dịch;
3) Vận dụng được kiến thức đã học để thực hiện được các kỹ năng năng giao tiếp ngôn ngữ (tiếng Anh) trong công việc có liên quan đến chuyên ngành một cách trôi chảy, thông suốt trong các ngữ huống thông thường của thực tiễn công việc.
4) Sử dụng được kiến thức ngôn ngữ và chuyên ngành để đánh giá các văn bản sẽ sử dụng cho mục đích giao tiếp, dịch thuật và tác nghiệp ở môi trường làm việc.
2. Kỹ năng chuyên môn, nghề nghiệp
2.1. Chuẩn chung
Chương trình đào tạo nhằm giúp người học
1) Sử dụng thành thạo ngôn ngữ Anh trong giao tiếp và công việc thông thường và có kỹ năng nghề nghiệp cơ bản đối với chuyên ngành được đào tạo.
2) Hoàn thành công việc giao tiếp ngôn ngữ, biên, phiên dịch trong các cơ quan, doanh nghiệp có sử dụng tiếng Anh.
3) Tích lũy đủ kiến thức tối thiểu để có thể tiếp tục theo học các chương trình đào tạo chuyên ngành cao hơn hoặc các chương trình bồi dưỡng chuyên sâu.
4) Có khả năng lập luận tư duy và giải quyết vấn đề, khả năng nghiên cứu và khám phá kiến thức, có năng lực sáng tạo, phát triển và dẫn dắt sự thay đổi trong nghề nghiệp
5) Có các kỹ năng mềm cá nhân, làm việc theo nhóm, quản lý và lãnh đạo
2.2. Kỹ năng giao tiếp ngôn ngữ
Chương trình đào tạo nhằm giúp người học
1) Sử dụng thành thạo bốn kỹ năng ngôn ngữ (nghe, nói đọc viết) trong quá trình giao tiếp ngôn ngữ thực tế của tiếng Anh;
2) Đạt chuẩn đầu ra bậc 5 Khung năng lực Ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam hoặc tương đương cấp độ C1 Khung Năng lực Châu Âu đối với ngoại ngữ Anh và bậc 2 Khung Năng lực Ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam hoặc tương đương A2 Khung Năng lực Châu Âu đối với ngoại ngữ khác.
2.3 Kỹ năng nghề
Chương trình đào tạo nhằm giúp người học
- Sử dụng thành thạo bốn kỹ năng ngôn ngữ (nghe, nói đọc viết) trong tác nghiệp ở môi trường làm việc sử dụng tiếng Anh;
- Sử dụng được các kỹ năng biên dịch Anh-Việt, Việt-Anh để dịch các thể loại văn bản khác nhau; có năng lực phiên dịch đuổi, dịch hội nghị Anh-Việt, Việt-Anh ở mức cơ bản;
- Sử dụng được các kỹ năng biên-phiên dịch theo nhóm.
- Sử dụng được các kỹ năng soạn thảo văn bản, tác nghiệp văn phòng ở các công ty, tổ chức có yếu tố nước ngoài.
3. Nhận thức
Chương trình đào tạo nhằm giúp người học
1) Có ý thức trách nhiệm công dân, thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn; có ý thức kỉ luật và tác phong nghề nghiệp;
2) Có ý thức coi trọng việc ứng dụng sáng tạo các lí thuyết và kĩ năng, nghiệp vụ biên dịch, phiên dịch vào tình huống công việc cụ thể;
3) Có kế hoạch không ngừng trau dồi và bồi dưỡng chuyên môn cho bản thân;
4) Nắm vững nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp, sẵn sàng đảm nhận mọi công việc được giao;
5) Có ý thức coi trọng việc xây dựng môi trường làm việc lành mạnh để phát triển các quan hệ đồng nghiệp và đối tác qua ứng xử giao tiếp, và chuẩn mực phát ngôn.

IV. CƠ HỘI VIỆC LÀM

Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các sở ban ngành, các cơ quan, tổ chức, công ty, doanh nghiệp có sử dụng tiếng Anh, các cơ quan nghiên cứu ngôn ngữ - văn hóa trong và ngoài nước, các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực du lịch hoặc làm chuyên viên Biên – phiên dịch ở các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức trong nước hoặc của nước ngoài có liên quan, phù hợp với chuyên ngành đào tạo.

V. CHỈ TIÊU, ĐIỂM CHUẨN

+ Theo điểm thi Trung học phổ thông Quốc gia:

Năm Chỉ tiêu Tổ hợp tuyển Điểm chuẩn Điều kiện
2022 302 "1. Ngữ văn + Toán + Tiếng Anh*22. Toán + Vật lí + Tiếng Anh*23. Toán + Khoa học xã hội + Tiếng Anh*24. Ngữ văn + Khoa học xã hội + Tiếng Anh*2" 22.74 N1 >= 8,2;TTNV <= 1
2021 302 "1. Ngữ văn + Toán + Tiếng Anh*22. Toán + Vật lí + Tiếng Anh*23. Toán + Khoa học xã hội + Tiếng Anh*24. Ngữ văn + Khoa học xã hội + Tiếng Anh*2" 25.58 N1 >= 8.8;TTNV <= 2
2020 575 D01 23.64 N1 >= 7; TTNV <= 4
2019 398 D01 22.33 N1 >= 7.6;TTNV <= 1
2018 489 D01 20.10 N1 >= 5.6;TTNV <= 1

+ Theo Học bạ:
Năm Chỉ tiêu Tổ hợp tuyển Điểm chuẩn
2022 151 "1. Ngữ văn + Toán + Tiếng Anh*22. Toán + Vật lí + Tiếng Anh*23. Toán + Địa lý + Tiếng Anh*24. Ngữ văn + Địa lý + Tiếng Anh*2" 27.45
2021 151 "1. Ngữ văn + Toán + Tiếng Anh*22. Toán + Vật lí + Tiếng Anh*23. Toán + Địa lý + Tiếng Anh*24. Ngữ văn + Địa lý + Tiếng Anh*2" 26.45

+ Thông tin tổ hợp môn:
     - D01: Văn + Toán + Tiếng Anh